Tìm kiếm "Chú Tàu"
-
-
Đêm năm canh lụy sa cúc dục
-
Tam tòng tích cũ còn ghi
-
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Lòng tui thương tưởng cô bằng hay không?
Hay là cô chưa muốn có chồng
Nói cho tui biết đợi trông làm gì
Trách lòng cho con gái nữ nhi
Đời chừ lựa chọn làm chi cho nhiều
Buổi xưa kia vinh hiển còn biêu
Trai hoàng nam đi cưới con gái ông tiều trên non
Hay là cô bụng dạ lòng son
Nói cho tui biết chiều lòng ông mai
Hễ mà cô nói đừng sai
Trầu mâm, rượu hũ, tui cậy ông mai tới nhà -
Con cá đối nằm trên cối đá
Con cá đối nằm trên cối đá
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy, bậu lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dưng?Dị bản
Con cá đối nằm trên cối đá
Con chim đa đa đậu nhánh đa đa
Anh khuyên em đừng lấy chồng xa
Lỡ khi cha yếu mẹ già
Cơm canh ai nấu, mẹ già ai trông?Chim đa đa đậu nhánh cây đa
Chồng gần sao em không lấy để lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Gối nghiêng không ai sửa, chén trà không ai dâng
-
Ru con con ngủ à ơi
-
Con chim chìa vôi bay qua đám thuốc
-
Anh sắm cho em một cái khăn cha chả là đỏ
Anh sắm cho em một cái khăn cha chả là đỏ
Một cái áo vải nhỏ thôi lại cổ kiềng
Răng đến chừ em lại có tình riêng
Anh đón đường kiệt lộ đòi lại liền áo khăn
– Trà Ô Long em phong giấy lại
Rượu Kim Cúc anh uống em đậy em dằn
Thịt heo rừng bóp tái, thịt heo nái xào lăn
Anh đi lên anh uống, anh đi xuống anh ăn
Bao nhiêu lọn tóc, áo khăn em khấu trừ! -
Em ngồi cửa sổ ngó ra
-
Bớ chú đăng chú đi đâu đó
-
Sông sâu nước chảy làm vầy
-
Muốn ăn cá ảu cá chù
-
Đôi bên bác mẹ cùng già
-
Nhớ xưa trả nợ ba đời
Nhớ xưa trả nợ ba đời
Chiều ba mươi Tết mẹ ngồi nhìn con
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
Chừ đây hết cực hết nghèo
Vui theo ra ruộng nhàn theo về nhà -
Con gái lấy thợ câu cua
Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh cù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng?
Mười một em hãy còn son
Mười hai vú dậy đã tròn như vung
Mười ba em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ thai … -
Anh nói với em như rìu chém xuống đá
-
Chầu rày rảnh củ, rảnh lang
-
Cho dù không vẹn chữ tòng
-
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Dị bản
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Em thề thương bạn như chồng của emMuốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Tôi đây thương bạn như chồng bạn thương
-
Thân em thái thể đồng tiền
– Thân em thái thể đồng tiền
Lớn thời ăn sáu nhỏ nguyền ăn ba
Chữ đề thông bửu quốc gia
Dân yêu quan chuộng nghĩ đà sướng chưa?
– Thân anh thái thể chuối già
Ăn sáu anh cũng xỏ, ăn ba không từ
Đi ra mua bán đời chừ
Đồng sứt đồng mẻ anh không từ đồng mô
Nói ra thì sợ mất lòng cô
Chứ đường ngay tôi xỏ thẳng, lẽ mô cô giận hờn
Chú thích
-
- Đa Hòa
- Tên một ngôi đền thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Chử Đồng Tử và là nơi diễn ra lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung vào tháng hai âm lịch hàng năm.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Lụy sa cúc dục
- Nước mắt rơi (lụy sa) vì nghĩ công nuôi nấng (cúc dục) của cha mẹ.
-
- Trần ai
- Vất vả, khổ sở.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Không vãng nỏ lai
- Không qua không lại.
-
- Rứa răng
- Thế sao (phương ngữ miền Trung).
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Biêu
- Nêu lên cho mọi người biết.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Cá đối
- Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kỷ trà
- Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.
-
- Dưng
- Dâng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Cá bã trầu
- Một loại cá biển thân dẹp, vẩy có màu hồng nhạt, mắt to. Cá cho thịt mềm, rất ngọt, được chế biến nhiều món ngon như nướng, chiên, nấu canh chua... Tùy vùng miền mà loại cá này có những cái tên khác nhau như cá thóc, cá mắt kiếng, cá trao tráo (hai tên sau có lẽ là dựa vào đặc điểm của mắt cá).
-
- Cha chả
- Thán từ dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đường kiệt
- Đường hẻm nhỏ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.
-
- Rượu cúc
- Tên Hán Việt là hoàng hoa tửu, một loại rượu chưng cất từ hoa cúc, được người xưa xem là rượu quý dành cho người biết hưởng thụ.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
(Cảm Tết - Tú Xương)
-
- Răng chừ
- Bao giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Tương truyền bài ca dao này kể về cuộc gặp gỡ làm nảy nở tình duyên giữa Tiên Dung, con gái vua Hùng thứ mười tám, và Chử Đồng Tử, một vị thánh trong tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam thời cổ. Đọc thêm tại đây.
-
- Cá ảu
- Cá thu loại nhỏ.
-
- Cá ngừ chù
- Gọi tắt là cá chù, một loại cá thuộc họ cá ngừ, có nhiều ở các vùng biển miền Trung. Tại đây cá ngừ chù được xem là “cá nhà nghèo,” món quen thuộc trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Những món ăn từ cá ngừ chù có cà ngừ kho dưa gang, cá ngừ rim cà chua, cá ngừ hấp...
-
- Mù
- Sương (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tăm tăm
- Xa xôi, không có tin tức gì.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Đoài
- Phía Tây.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Làm dày
- Làm kiêu, làm phách.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mự
- Mợ (phương ngữ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Thái thể
- Như thể.
-
- Ăn một, ăn ba, ăn sáu
- Cách tính giá trị của đồng tiền trước đây. Tiền ăn một là một đồng tiền kẽm. Tiền ăn ba có pha đồng thau, có giá trị bằng ba đồng kẽm. Tiền ăn sáu to bản hơn, dày nặng, không thông dụng bằng hai đồng kia.
Xem thêm bài Một quan tiền tốt mang đi.
-
- Thông Bảo
- 通寶, hai chữ thường thấy nhất trên các đồng tiền ngày trước, nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ này xuất hiện lần đầu tiên trong tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm 621.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).