Tìm kiếm "ví dầu"
-
-
Dĩ thực vi tiên
-
Nói thả nói ví
-
Chị về dựa bóng sao Mai
-
Chị về em lại trông theo
Chị về em lại trông theo
Ruột đứt chín khúc gan treo ngang chừng. -
Chẳng thảo vì mèo ăn than
-
Xấu tre đan chẳng nên sàng
-
Chim bay về ổ
Chim bay về ổ
Nước đổ về nguồn
Bởi chưng lỡ bước trên đường công danh! -
Đã lòng hẹn bến hẹn thuyền
Đã lòng hẹn bến hẹn thuyền
Chờ anh hàng muối cho duyên mặn mà
Vì chưng bướm bướm hoa hoa
Gặp anh hàng trứng hóa ra đổi lòng -
Cha mẹ không thương anh, em đây miệng bẩm chân quỳ
-
Anh đi anh nhớ non Côi
-
Yêu lắm làm chi
-
Xem cung nô bộc số này
-
Nước trong xanh chảy quanh Cầu Vĩ
-
Bao giờ sông Vị cạn khô
Bao giờ sông Vị cạn khô,
Kho vua lúc ấy mới lo thiếu tiền. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trời sinh ra núi Ba Vì
Trời sinh ra núi Ba Vì
Còn như đôi vú ai thì sinh ra?
– Vú em bác mẹ sinh thành
Mỗi ngày một lớn do tay anh vun trồng. -
Anh la khóc làm chi cho nát miễu xiêu đình
-
Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy
-
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông ngườiDị bản
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Không dám chào bạn cũ bởi chưng đói nghèo
-
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi
Chú thích
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Dĩ thực vi tiên
- Lấy miếng ăn làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
-
- Nói thả nói ví
- Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nỏ can chi
- Không can hệ gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Nô bộc
- Một trong số mười hai cung của tử vi, thể hiện mối quan hệ của bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc đối với thân chủ.
-
- Cầu Vĩ
- Tên mới là cầu Quang Phú, một cây cầu nằm trên đoạn Quốc lộ 53, thuộc xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Cầu Vĩ đồng thời cũng là tên thường gọi của khu vực này.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Vi
- Vây.
-
- Vị
- Nể nang (từ cổ).