Thương thay con hến, con sò
Nắng mưa chịu vậy, biết bò đi đâu?
Tìm kiếm "mưa phùn"
-
-
Hoa sen sao khéo giữ màu
-
Mua vải, bán áo
Mua vải, bán áo
-
Mưa tháng bảy gãy cành trám
Dị bản
-
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
Nắng chóng trưa
Mưa chóng tối -
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Đông sao thì nắng
Vắng sao thì mưaDị bản
Sao mau thì mưa
Sao thưa thì nắngSao ló trời nắng
Sao vắng trời mưa
-
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
Tháng ba mưa đám
Tháng tám mưa cơn -
Mưa tháng tư, hư đất
Mưa tháng tư, hư đất
Mưa tháng ba, hoa đất -
Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ
Dị bản
-
Vẩy mại thì mưa, bối bừa thì nắng
-
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
-
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
-
Mống chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm
-
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa
Mống dài trời lụt
Mống cụt trời mưa -
Mống cao gió táp, mống áp mưa rào
-
Trời mưa ướt bụi ướt bờ
Trời mưa ướt bụi ướt bờ
Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt emDị bản
Mưa sa ướt bụi ướt bờ
Ướt em em chịu, ai ngờ ướt anhMưa sa ướt bụi ướt bờ
Ướt cây ướt lá, ai ngờ ướt anh
-
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
-
Mồng tám tháng tư không mưa
-
Trời mưa lác đác ruộng dâu
-
Ao thu nước gợn trong vời
Chú thích
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Trám
- Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Mưa cữ
- Một tên gọi của mưa tháng mười. Có ý kiến cho rằng gọi là "mưa cữ" vì mưa tháng mười dễ làm người ta bị ốm, cảm khật khừ như bà ở cữ (vừa đẻ dậy).
-
- Mưa rấp
- Mưa lớn, mưa mịt mù.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- Vẩy mại
- Mây trên trời kết lại trông như những lớp vẩy cá mại.
-
- Bối bừa
- Mây trên trời kết lại trông như những vết bừa trên ruộng.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Lầm than
- Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
-
- Tân khổ
- Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).
-
- Khêu dục
- Khêu gợi lòng ham muốn.
-
- Chung
- Chuông (từ Hán Việt).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.