Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Tìm kiếm "lòng vòng"
-
-
Xin đừng tham gió bỏ mây
-
Sông Cửu Long chín cửa, hai dòng
-
Khăn bàn lông một thuớc mốt
Dị bản
-
Trà Ô Long nước trong vị ngọt
-
Nghe tin em có mẹ già
-
Nhẹ bằng lông quăng không đi
-
Một hóa long, hai xong máu
-
Chạy như cờ lông công
-
Xanh vỏ đỏ lòng
-
Chim ham trái chín ăn xa
Chim ham trái chín ăn xa
Buồn tình lại nhớ gốc đa muốn về -
Chim khôn thì khôn cả lông
Chim khôn thì khôn cả lông
Khôn cả cái lồng, người xách cũng khôn -
Sông sâu còn có kẻ dò
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùngDị bản
Lòng sông lòng biển dễ dò
Ai từng bẻ thước mà đo lòng ngườiDò sông dò biển dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người
-
Có trăng anh phụ lòng đèn
-
Dạ chàng như đám quân quan
Dạ chàng như đám quân quan
Dạ em như cánh hoa tàn dầm sương
Biết rằng chàng có lòng thương
Hay là cợt giễu ngoài đường mà thôi? -
Cây khô mấy thuở mọc chồi
-
Thầy làng không sang cũng trọng
-
Muối đổ lòng ai nấy xót
Muối đổ lòng ai nấy xót
-
Chàng đừng có lóng trong gạn đục
-
Bạn vàng lại gặp bạn vàng
Chú thích
-
- Đông Hồ
- Tên Nôm là làng Mái, một làng nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm tranh in truyền thống trên giấy điệp. Để làm giấy điệp in tranh, người làng Đông Hồ giã nát lớp vỏ mỏng của một loại sò biển tên là điệp, trộn với hồ nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)... Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường tranh Đông Hồ chỉ dùng nhiều nhất 4 màu.
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Khăn bàn lông
- Khăn mặt, khăn tắm, khăn khổ lớn, mặt khăn có những sợi len mịn đều nhô ra.
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.
-
- Phong
- Bịt lại cho kín.
-
- Nhẹ bằng lông quăng không đi, nặng bằng chì quăng xa lắc
- Khéo thu xếp thì việc khó cũng thành dễ, và ngược lại.
-
- Một hóa long, hai xong máu
- Hoặc là đạt được thành tựu (hóa long), hoặc là chết (xong máu). Tương tự như câu Một xanh cỏ, hai đỏ ngực.
-
- Chạy như cờ lông công
- Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
-
- Xanh vỏ đỏ lòng
- Vẻ ngoài và bên trong khác nhau, thường để nói tính cách không thật lòng, khó lường. "Xanh" với "đỏ" là nói cho vần chứ không phân biệt màu nào là tốt hay xấu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Giao tình
- Kết bạn, gắn bó với nhau (từ cũ, nay ít dùng).