Em là con gái nhu mì
Làng trên xã dưới ai bì được nao
Liếc mắt trông lên thấy cặp má đào
Mắt rồng mắt phượng ai trông vào chả say
Say em một bộ lông mày
Ngón tay tháp bút tóc mây xanh rờn
Say em say cả bàn chân
Gót hồng da trắng mười phân vẹn mười
Say em câu nói tiếng cười
Say em nét đứng say nơi em nằm
Khen ai sinh trúc sinh trầm
Mà xinh lúc đứng lúc nằm cũng xinh
Tìm kiếm "gà"
-
-
Ruộng sâu cấy lúa cà đum
-
Quá lứa lỡ thì
Quá lứa lỡ thì
-
Trai như ai chớ trai như anh, núp bụi nằm bờ
– Trai như ai chớ trai như anh, núp bụi nằm bờ!
– Gái như ai chớ gái như em, nắm cương lên ngựa phất cờ cho anh coi? -
Em nay là gái chưa chồng
-
Thần hồn nát thần tính
Thần hồn nát thần tính
-
Đất xấu nắn chẳng nên nồi
-
Cu kêu từng cặp trên cây
-
Khuyên đừng trai gái loang toàng
-
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Gái lịch xinh chẳng sợ ế chồng -
Gáo dài hơn chuôi
-
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Chiều chiều ai đứng hàng ba,
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng -
Hai chân đạp đất giòn giòn
Hai chân đạp đất giòn giòn
Ruột đau nỗi ruột, gan mòn nỗi gan -
Má ơi, con má luông tuồng
-
Đầu mày cuối mắt
Đầu mày cuối mắt
-
Cha chết không lo bằng có gái to trong nhà
-
Một mai ai đứng bên kinh
-
Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ
-
Giã chày một
-
Cu sa xuống đất cu rì
Chú thích
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Cà Đung
- Một giống lúa được trồng nhiều ở miền Trung và Tây Nam Bộ trước đây, cho hạt gạo tròn, lớn. Vào đầu thế kỉ 20, gạo Cà Đung rất được người Pháp ưa chuông.
Từ này cũng đọc là cà đum, có gốc từ tiếng Chăm kađung.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Chim mồi
- Chim dùng để làm mồi bẫy những con chim khác. Người đánh bắt chim thường chọn những con có giọng gáy hay nhất, đặt trong lồng bẫy để làm chim mồi. Những con chim khác khi nghe tiếng kêu của chim mồi, bay tới đậu trên thành lồng thì bẫy sẽ sập lại.
-
- Bo
- (Chim cu) gáy gằn từng tiếng, từng hồi ngắn liên tục sau thời gian gáy thúc.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Loang toàng
- Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ô danh
- Tiếng xấu (từ Hán Việt).
-
- Cha chết không lo bằng có gái to trong nhà
- Nhà có con gái lớn đến tuổi phát dục, cha mẹ thường lo con có quan hệ tình cảm trai gái để mang thai ngoài ý muốn và trước hôn nhân. Theo quan niệm cũ, đó là nỗi ô nhục của gia đình và dòng họ. Ngoài ra, cha mẹ cũng lo con gái lỡ thì.
-
- Theo học giả An Chi:
Nguyên văn hai câu đầu là:
Một mai ai đứng minh tinh
Ai phò giá triệu, ai nghinh quan tài?Minh tinh, trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v… của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước quan tài khi đưa đám tang. Vậy đứng minh tinh là có tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy "đứng bên kinh" và "rinh quan tài" chỉ là do tam sao thất bản mà ra. Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời của người vợ không sanh nở nói với chồng [...]
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Mẩy
- To lớn, nở nang (thường dùng để nói về trái cây hay hạt).
-
- Rì
- Kêu nhỏ và đều đều trong miệng.