Chim quyên đậu nóc đình làng
Tay cầm quyển truyện, sầu nàng quên ngâm
Tìm kiếm "dầu nàng"
-
-
Đưa nàng về tới cây trôm
-
Dầu mà nước ngập bờ sông
-
Con chim xanh đậu nhành đu đủ
Con chim xanh đậu nhành đu đủ
Nhắc dân làng nhiệm vụ hộ đê
Quản chi công việc nặng nề
Cốt sao bảo vệ được đê vững vàng
Hộ đê, có tổng, có làng
Hộ đê đâu phải một làng mà thôi
Dù mưa dù nắng mặc trời
Làng trên xóm dưới người người quyết tâm
Khó khăn cũng phải dấn thân
Lo xong bổn phận công dân mỗi người -
Trời ơi nắng mãi mà chi
Trời ơi nắng mãi mà chi
Rau tôi nó héo, nữa thì nó đau -
Đầu làng cây duối
Đầu làng cây duối,
Cuối làng cây đa
Cây duối anh để làm nhà
Cây đa bóng mát nàng ra anh chào
Đôi tay nâng cái khăn đào
Bằng khi hội hát anh trao cho nàng
Túi anh những bạc cùng vàng
Để anh kéo nhẫn cho nàng đeo tay
Dù ai bấu chí nàng bay
Thì nàng phải giữ nhẫn này cho anh
Dù ai bẻ lá vin cành
Thì nàng phải nhớ lời anh dặn dò -
Ông Núi đi đâu
-
Bí ngô là cô đậu nành
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.Dị bản
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
-
Tiểu đầu, lục túc, đại phúc, vô y
-
Tôi đi trời nắng chang chang
-
Con quạ ăn dưa, con cò phơi nắng
-
Vai u, thịt bắp, mồ hôi dầu
Dị bản
-
Hôm nay trời nắng chang chang
Hôm nay trời nắng chang chang
Ở đây xa nước, xa làng, xa dân
Chàng cho em mượn cái nón làm ân
Nhà em xa lắm, có gần ai đâu?
Trời làm gió trúc mưa mai
Không mượng chàng nón, mượn ai bây giờ
Nón này đâu phải tình cờ
Đã cất lấy nón, lại sờ đến quai
Nón này đã phải hơi ai
Mà vuốt chẳng sạch, mà mài chẳng ra
Nón này của mẹ của cha
Hay là của khách đường xa chàng cầm
Hay là của bạn tri âm
Chàng cho em cầm, che tạm nắng mưa
Mất một, em sẽ đền ba
Nhược bằng mất cả, đền ta cho mình -
Nắng tháng tư nắng gieo sầu đám mạ,
-
Đầu trọc lông lốc
Đầu trọc lông lốc
Là cái bình vôi
Cái miệng loe môi
Là cái thìa ốc
Đôi chân xám mốc
Là con diệc trời
Ngủ đứng ngủ ngồi
Là con cò trắng
Hay bay hay tắm
Là con le le … -
Lại đây tui bảo chút xíu, bớ nàng
-
Nàng khoe tam cúc nàng cao
Nàng khoe tam cúc nàng cao,
Nên tôi hân hạnh được vào dự chơi.
Ba cô ngồi ở ba nơi,
Với tôi là bốn, đều ngồi khang trang.
Thoạt đầu đảo đảo, trang trang,
Bắt cái tam tịnh cái nàng gần tôi.
Sau khi bài đã chia rồi,
Mỗi người có tám cây bài trên tay.
Cầm bài tôi liếc thấy ngay,
Có hai tốt đỏ lại vầy tốt đen.
Kế đến là đôi xe đen,
Bộ ba tướng trắng còn kèm trên tay.
Bài tốt tôi giục gọi ngay,
Cô nàng gọi “một” đánh ngay sĩ điều.
Được rồi nàng gọi tiếp “đôi,”
Đánh đôi mã đỏ rồi ngồi đợi xem.
Lá này tôi ra xe đen,
Bắt đôi mã đỏ làm nàng xuýt xoa.
Được rồi tôi mới gọi “ba,”
Tướng sĩ tượng đỏ nàng ra bắt liền.
Bắt rồi hạ kết tốt đen,
Cả làng xúm lại để xem bài này.
Trách em bé, đứng cạnh tay,
Tánh nết nhanh nhảu, nói ngay một lời.
Sao bác dại thế bác ơi,
Có đôi tốt đỏ toan chui không đè.
Không dè, làng cũng không nghe,
Nàng đành phải chịu tôi đè tốt đen.
Bây giờ sự đã quả nhiên,
Nàng đành móc túi, xỉa tiền ra chung. -
Trực nhìn đầu non hoa nở
Trực nhìn đầu non hoa nở
Cảm thương mụ vợ không con
Cớ mần răng khô héo hao mòn
Sợ e thác nhục, xương còn bọc da
Ra đường thấy vợ người ta
Mập mịa chắc chắn, vợ nhà khô khan
Đêm nằm tôi thở, tôi than
Cầu trời, khấn Phật cho nàng sinh thai
Bất kỳ con gái, con trai
Sanh đặng một chút hôm mai thỏa lòng
Vợ chồng tôi cui cút một mình
Không con có của, để dành ai ăn?
Vừa may sinh đặng một thằng … -
Khăn anh nàng lấy vá vai
Khăn anh nàng lấy vá vai
Bây giờ nàng đã nghe ai dỗ dành?
Chẳng nên, tháo chỉ lấy mụn trả anh
Để anh đem bán lấy hai trăm vàng
Một trăm anh đưa cho nàng
Còn một trăm nữa để quàng cây đa
Chứ em không nhớ lời thề nguyện với ta
Sông có Nhị Hà, núi có Tản Viên
Bây giờ nàng ở thế sao nên?
Tôi khấn Nam Tào, Bắc Đẩu biên tên rành rành
Đã yêu anh, thời quyết với anh
Nhà tre, rui nứa , lợp tranh vững vàng
Chớ tham nhà gỗ bức bàn
Gỗ lim chẳng có, làm xoàng gỗ vông
Chỉ nhọc mình thôi lại luống công
Ðến khi gỗ mục, lại nằm nhà tre
Còn duyên anh bảo chẳng nghe! -
Nón này em sắm ở đâu
Nón này em sắm ở đâu
Dọc ngang mấy thước, móc khâu mấy lần
Em mà đáp được như thần
Thì anh trả nón đưa chân anh về
– Nón này em sắm chợ Giầu
Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì tết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh
Tứ bề nghiêng nón chạy quanh
Ở giữa con bướm là hình ông trăng
Nón này em sắm tiền trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Nón này khâu những móc già
Em đi thử nón đã ba năm chầy
Muốn em chung mẹ chung thầy
Thì anh đưa cái nón này em xin.
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Trôm
- Một loại cây thân gỗ, cho mủ (nhựa) có vị ngọt, thường được dùng làm thức uống giải khát.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Tù và
- Một loại dụng cụ làm từ sừng trâu, sừng bò, ngà voi, hoặc các loại vỏ ốc, thường dùng để báo hiệu bằng cách thổi vào phần đáy. Trong chiến tranh, tù và được dùng để đốc thúc tinh thần quân sĩ. Tù và cũng là nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc thiểu số.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Nhịp cầu
- Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ông Núi
- Tương truyền năm Nhâm Ngọ 1702, có vị thiền sư Tánh Ban (tục danh Lê Ban) lên đỉnh Chóp Vung thuộc dãy Núi Bà lập chùa tranh, gọi là Dũng Tuyền tự (chùa Suối). Nhà sư dùng vỏ cây kết làm áo mặc nên nhân dân gọi là Mộc Y Sơn Ông, nghĩa là "ông Núi mặc áo vỏ cây." Sau chúa Nguyễn nghe tin, cho là đáng bậc chân tu, năm Quý Sửu (1733) truyền dựng nơi đây ngôi chùa ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền tự, gọi tắt là chùa Linh Phong, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là chùa Ông Núi. Lễ hội chùa Ông Núi được tổ chức vào ngày 24-25 tháng giêng hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Bình Định.
-
- Sơn thủy
- Núi sông (từ Hán Việt).
-
- Tà huy
- Ánh nắng (暉 huy) nghiêng (斜 tà). Chỉ ánh nắng buổi chiều, đồng thời hiểu rộng ra là buổi chiều.
Em về rũ áo mù sa,
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay
(Bùi Giáng)
-
- Bí ngô
- Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.
-
- Đậu nành
- Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...
-
- Dưa chuột
- Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Tu
- Uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng vật đựng.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Thìa ốc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thìa ốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tam cúc
- Một trò chơi bài lá dân gian từng rất phổ ở miền Bắc, thường được chơi trong những khi rỗi rãi hoặc các dịp lễ tết. Bộ bài tam cúc có 32 lá với các quân tương tự như cờ tướng, chia làm hai loại là đỏ và đen. Xem thêm Cách chơi tam cúc.
-
- Cớ mần răng
- Cớ làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mụn
- Mảnh vụn nhỏ (mụn vải).
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Nam Tào
- Vị tiên trông coi bộ sổ sinh của con người ở trần gian, tức sổ những người được sinh ra đời, gọi là sổ Nam Tào (theo điển tích xưa và theo một số tín ngưỡng dân gian).
-
- Bắc Đẩu
- Vị tiên trông coi bộ sổ tử của con người ở trần gian, tức sổ người chết, còn gọi là sổ Bắc Đẩu (theo điển tích xưa và theo một tín ngưỡng dân gian).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Vông đồng
- Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Phù Lưu
- Một ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, còn gọi là làng Giầu, Chợ Giầu. Làng có truyền thống buôn bán và văn hóa. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, Phù Lưu là một làng chợ lớn nên mới có tên chữ là Thị thôn (làng chợ). Nay Thị Thôn là tên một thôn ở xã Hán Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Quang Trung
- Một làng nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, có tên nôm là làng Chuông. Làng nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chợ làng cũng gọi là chợ Chuông, chuyên bán nón và các nguyên vật liệu làm nón.
-
- Làng Già
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Làng Già, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Khương Thượng
- Còn có tên khác là làng Sại, trại Ông Đình, làng Đình Gừng, một làng cổ nay thuộc địa bàn phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Làng có giếng cổ được cho là vết tích của "giếng Cao Biền."
-
- Khua
- Vành tròn đan bằng tre hoặc đay, gắn vào lòng nón để đội cho chắc.
-
- Quai thao
- Còn gọi quai tua, phần quai để giữ nón quai thao. Một bộ quai thao gồm từ hai đến ba sợi thao (dệt từ sợi tơ) bện lại với nhau, gọi là quai kép, thả võng đến thắt lưng. Khi đội phải lấy tay giữ quai ở trước ngực để tiện điều chỉnh nón.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)