Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng cây em ngỡ bóng thuyền anh sang.
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Dị bản
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng nước em ngỡ bóng thuyền anh xuôi.
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng cây em ngỡ bóng thuyền anh sang.
Bóng trăng em ngỡ bóng đèn
Bóng nước em ngỡ bóng thuyền anh xuôi.
Bông còn búp, bướm ong rực rỡ,
Mãn xuân rồi, hoa nở nhụy phai,
Gái như em, an phận có chồng rồi,
Trai anh đây ở vậy, chờ ai bây giờ.
Bông tàn, hết nhụy, bướm lui
Bây giờ anh dứt nghĩa bỏ tui sao đành.
Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Ong, ve chưa dám đậu, lũ bướm đừng lau chau
Bóng tròn em nói chưa trưa
Em có chồng rồi, dối bạn em chưa có chồng
Bóng trăng khi khuyết khi tròn
Của đời chơi mãi có mòn được đâu.
Bồng bống bông,
Màn Đổng Tử, gối Ôn Công,
Lớn lên em phải ra công học hành,
Làm trai gắng lấy chữ danh,
Thi thư nếp cũ, trâm anh dấu nhà.
Hỡi ha ha,
Chị nay chút phận đàn bà,
Tam tòng tứ đức, phận là nữ nhi.
Mong em khôn lớn kịp thì,
Năm xe lầu thuộc, sáu nghề tinh thông.
Bồng bống bông,
Anh tài ra sức vẫy vùng,
Nữ nhi lại cũng bạn cùng bút nghiên.
Cõi đời là cuộc đua chen,
Anh hùng cũng thể, thuyền quyên cũng là.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)
Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
- Công: Nữ công, gia chánh phải khéo léo.
- Dung: Dáng người phải gọn gàng, dễ coi
- Ngôn: Ăn nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng
- Hạnh: Tính nết phải hiền thảo, nết na, chín chắn.
1. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ.
2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
3. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước.
4. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái...
5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử. Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc đã xảy ra.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)