Em không trách ông Tơ
Không phiền bà Nguyệt
Trách phận mình sao thiệt long đong
Tìm kiếm "ông nội"
-
-
Gái này chẳng phải vừa đâu
Gái này chẳng phải vừa đâu
Gái vỗ vai bà Nguyệt, gái câu ông Tơ hồng
Gái này tát bể tìm chồng
Lật núi tìm bạn, nghiêng đồng tìm con -
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Ong kia nhớ bướm thăm nhau kẻo buồn -
Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
-
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
-
Con dao bé bé sắc thay
Con dao bé bé sắc thay
Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm
Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai
Duyên tôi còn thắm chưa phai
Hay là người đã nghe ai dỗ dành -
Ai xinh thì mặc ai xinh
Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết xe mình với ta -
Thợ rèn có đe, ông nghè có bút
-
Điếu kêu tốn thuốc
-
Vái ông Tơ đôi ba chục lạy
-
Làng ta mười tám ông nghè
-
Ông già Khốt-ta-bít
-
Không ưa Cống gả cho Nghè
-
Không tham cống nỏ tham nghè
-
Hoa thơm thơm nức cả rừng
Hoa thơm thơm nức cả rừng
Ong chưa dám đậu, bướm đừng xôn xao -
Kèn Tây đã thổi tò le
Kèn Tây đã thổi tò le
Dốc binh, đốc chiến xuống khe mà ngồi
Ông nghè, ông cống nực cười
Mới nghe tiếng súng rụng rơi cả mình -
Mồm nhà điếu mượn thuốc đi xin
-
Vườn có chủ giữ gìn cây cỏ chạ
-
Mê như điếu đổ
Mê như điếu đổ
-
Ông Đùng bà Đà, ông Đa bà Mít
Chú thích
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Ống nhổ
- Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).
-
- Nuộc
- Vòng dây buộc.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Đe
- Khối sắt hoặc thép dùng làm bệ để đặt kim loại lên trên mà đập bằng búa.
-
- Điếu
- Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tía
- Màu tím đỏ.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Ông già Khốt-ta-bít
- Một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Ông già Khottabych của nhà văn Liên Xô Lazar Lagin. Ông là một vị thần hùng mạnh trong Nghìn lẻ một đêm, bị nhốt trong một cái bình gốm dưới đáy sông Matx-cơ-va, được cậu bé Volka giải thoát nên nguyện đi theo làm mọi điều cậu yêu cầu. Tuy nhiên, do sự khác biệt quá lớn giữa xã hội Xô Viết hiện đại và thế giới cổ tích Ba Tư ông từng sống, những suy nghĩ và việc làm của ông đều có vẻ ngớ ngẩn, lẩm cẩm và bảo thủ.
Ở nước ta, tác phẩm Ông già Khottabych đã được dịch, xuất bản và tái bản nhiều lần. Nhân vật Ông già Khốt-ta-bít trở thành quen thuộc, đến độ người miền Bắc thường gọi những người già lẩm cẩm và bảo thủ là "cụ Khốt."
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Thó
- Lấy lén, lấy trộm.
-
- Chạ
- Hỗn tạp, chung lộn.
-
- Ông Đùng bà Đà
- Đôi vợ chồng khổng lồ vào thời hỗn mang trong thần thoại Việt Nam, có thân hình rất cao lớn và sức khoẻ phi thường.
-
- Ông Đa, bà Mít
- Hai nhân vật trong chuyện kể dân gian, lấy tên từ cây đa và cây mít, mang ý nghĩa tâm linh.