Tìm kiếm "xứ quân"

Chú thích

  1. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  2. Tôm tít
    Loại tôm có thân hình thon, dài, lưng có nhiều đốt màu trắng đục. Tôm tít sống nhiều ở vùng ngập mặn miền Tây Nam bộ.

    Tôm tít công

    Tôm tít công

  3. Miệt Thứ
    Vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên, U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang và huyện U Minh ở tỉnh Cà Mau. Dựa vào tư liệu trong Gia Định Thành Thông Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí,  nhà nghiên cứu Sơn Nam giải thích "miệt" nghĩa là miền theo phương ngữ Nam Bộ, còn "Thứ" có nghĩa là số thứ tự của mười con rạch tiêu biểu chảy song song từ vùng đất trũng giữa đồng bằng ra biển: rạch Thứ Nhứt (Nhất), rạch Thứ Hai, ... Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tên gọi miệt thứ là để tưởng nhớ người vợ thứ tên Miệt của ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, người đã có công đào kênh Vĩnh Tế. So với các vùng đất khác ở đồng bằng sông Cửu Long như miệt vườn, miệt thứ là nơi được khai phá sau cùng, nước lợ, đất trồng không tốt và bị nhiễm mặn nên năng suất lúa không cao, khó trồng cây ăn trái. Bù lại, những sản vật từ rừng như mật ong, trăn, rắn, chim và thủy sản lại rất phong phú dồi dào.

    Miệt Thứ Kiên Giang

    Miệt Thứ Kiên Giang

  4. Cà Mau
    Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.

    Phong cảnh Cà Mau

    Phong cảnh Cà Mau

  5. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  6. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  7. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Châu thành
    Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
  10. Cần Thơ
    Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.

    Cầu Cần Thơ

    Cầu Cần Thơ

  11. Phân tay
    Chia tay (cách nói của người Nam Bộ).
  12. Sài Gòn
    Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Sài Gòn về đêm

    Sài Gòn về đêm

  13. Giọt châu
    Giọt lệ, giọt nước mắt.
  14. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  15. Hà Đông
    Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
  16. Xưa ở huyện Hà Đông có một đôi vợ chồng “kẻ tám lạng, người nửa cân.” Một hôm nhà có giỗ, vợ nấu nồi chè để cúng. Vì thiếu mâm, vợ cứ múc được 2 chén lại mang lên cho chồng sắp lên bàn thờ, cả thảy 7 lần vị chi là 14 chén. Chồng sắp vào bàn thờ nhưng chỉ sắp được 13 chén, còn thừa 1 chén bèn lén vợ ăn hết. Khi cúng xong mang xuống, thấy thiếu 1 chén, vợ bèn hạch chồng. Chồng chối quanh, vợ cả quyết chồng đã ăn vụng. Cãi nhau đến chỗ ẩu đả. Vợ tức mình bèn đâm đơn kiện lên quan huyện. Chồng sợ mất mặt, bèn tìm cách đút lót cho quan huyện. Đến khi xử kiện, quan nhanh trí chỉ lên mái nhà huyện đường mà bảo: “Vợ chồng bay thử đếm mỗi mái nhà có bao nhiêu đòn tay? Có phải mỗi mái có 7 đòn tay không nào? Thế chúng mày đếm từ mái này sang mái kia thử được bao nhiêu? Có phải là 13 không nào.Vậy hai bảy không nhất thiết phải là 14, mà có thể là 13.” Người vợ muốn cãi nhưng quan huyện mắng át: “Thôi vợ chồng đem nhau về, phải sống hòa thuận với nhau, đừng kiện tụng lôi thôi nữa.” Do đó mới có câu ca dao này.
  17. Toóc
    Rạ (phương ngữ miền Trung).
  18. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  20. Bâu
    Cổ áo.
  21. Ngư phủ
    Người đánh cá (từ Hán Việt).
  22. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  23. Kinh Bắc
    Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...

    Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họlễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  24. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  25. Bạn
    Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  26. Ông Cúm bà Co
    Hình tượng dân gian của bệnh cúm.
  27. Nghệ An
    Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.

    Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...

    Biển Cửa Lò

    Biển Cửa Lò

  28. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  29. Đây là một tín ngưỡng dân gian, theo đó để chữa bệnh cúm, người ta mua đồ lễ về cúng, vừa cúng vừa đọc bài này. Cúng xong, cho người bệnh ăn đồ lễ (bánh đúc mắm tôm) thì khỏi cúm.
  30. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  31. Tín chủ
    Người tin tưởng Phật thần, là người tổ chức những cuộc cúng lễ, lên đồng...
  32. Trà Vinh
    Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

  33. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  34. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  35. Binh
    Bênh vực (phương ngữ Nam Bộ).
  36. Đa đa
    Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.

    Chim đa đa

    Chim đa đa

  37. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào