Mưa xuân phơi phới vườn hồng
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây.
Tìm kiếm "mưa giăng"
-
-
Mưa mai sợ nỗi nắng chiều
-
Mưa đêm gió lạnh bên ngoài
-
Mưa sa giọt nhỏ giọt ngừng
Mưa sa giọt nhỏ giọt ngừng
Tuổi em còn nhỏ chưa từng nhớ thương -
Tôi ở trên trời
-
Tung ta tung tẩy
-
Con ác là nó nằm đầu hè
-
Trời mưa lộp bộp lá dừa
-
Ngó lên trời, mưa sa lác đác
-
Bà Còng đi chợ trời mưa
Bà Còng đi chợ trời mưa
Cái Tôm cái Tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép Tôm nhặt được trả bà mua rauVideo
-
Mưa trong đám sậy mưa luồn
-
Thu đi để lại lá vàng,
Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng cu
Mùa thu tiếp nối mùa thu
Thằng cu tiếp nối thằng cu ra đời -
Cảm thương con dế ở hang
-
Kiến đen tha trứng lên nhà
Kiến đen tha trứng lên nhà
Chẳng mai thì mốt, ắt là trời mưa -
Anh khôn anh hỏi rễ đa
-
Bấy lâu đông liễu tây đào
-
Trời gầm, mưa lớn anh ơi
-
Gió mưa là bệnh của trời
Gió mưa là bệnh của trời
Ruộng khô nước cạn tại người không lo -
Trời mưa chi hoài chi hủy
-
Mua tận gốc, bán tận ngọn
Mua tận gốc
Bán tận ngọn
Chú thích
-
- Thất vận
- Không gặp thời vận, lỡ vận.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Móc
- Sương đọc thành hạt trên lá cây, ngọn cỏ. Thường dùng chung với mưa, thành mưa móc.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Tréo que tréo quảy
- Tréo ngoe tréo ngoảy - ngược đời (phương ngữ miền Trung).
-
- Trảy
- Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Ngoi nam
- Mua thưa, nhỏ hạt trong mùa hè, trước khi có gió Lào thổi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bợp
- Tát (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Đông liễu tây đào
- Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
-
- Đụt
- Trú mưa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cầm thủy
- Nước ngập, không rút xuống được.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)