Tìm kiếm "MƯA NGÂU"
-
-
Quanh năm cấy hái cày bừa
-
Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
-
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn. -
Trách chàng ăn ở chấp chênh
-
Mống cụt không lụt thì bão
-
Dầu rằng da trắng tóc mây
Dầu rằng da trắng tóc mây
Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa
Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng -
Mùa xuân dạo bước Tây Hồ
-
Gió đông là chồng lúa chiêm
-
Tháng tám trời thổi gió nồm
-
Giời mưa ướt áo nâu sồng
-
Sớm mai trời thổi lất phất
Sớm mai trời thổi lất phất
Chiều thổi gió bấc, em thút thít khóc hoài
Lỡ duyên chịu lỡ, cửa đóng then gài em đợi anh.Dị bản
Sớm mai trời thổi lất phất
Chiều lại thổi bấc em khóc ròng
Lỡ duyên chịu lỡ em đóng cửa phòng chờ anh
-
Tháng mười lất phất gió nam
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba
Dị bản
Ăn quận Năm
Nằm quận Ba
La cà quận Nhứt
Cướp giựt quận Tư
-
Mặt như mất sổ gạo
Dị bản
Mặt nghệch như mất sổ gạo
-
Lạy trời mưa xuống
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu
Lấy bậu về ôm
Lấy nơm đơm cá
Lấy rá vo gạo
Lấy dao thái thịt
Lấy liếp làm nhà
Lấy hoa về cúng … -
Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
– Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm.
– Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể
Cưới vợ có chửa về thổi lửa queo râu.Dị bản
-
Đèo nào cao bằng đèo Eo Gió
-
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò
Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao -
Áo bà ba trắng không ngắn, không dài
Chú thích
-
- Được mùa lúa úa mùa cau
- Những năm khô hạn cau thường sai quả (cau là loại cây chịu hạn), nhưng lại không phù hợp với sự sinh trưởng và phát dục của cây lúa nước. Vì vậy những năm được mùa lúa thì thường mất mùa cau, và ngược lại.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Cần
- Siêng năng (từ Hán Việt).
-
- Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Tại xứ Hậu Đồng xã Trí An có cái ao Láng có giống cá cua ăn rất thơm ngon.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Thiên duyên kì ngộ
- Sự gặp gỡ lạ lùng, như duyên trời sắp đặt (chữ Hán).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Gió Lào
- Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, múa ca quận Một, trấn lột quận Tư
- Đặc điểm của mỗi quận thuộc Sài Gòn xưa: quận Năm nổi tiếng với ẩm thực của người Hoa; quận Ba nhiều dinh thự lộng lẫy; quận Một là trung tâm mua sắm, ăn chơi; quận Bốn dành cho dân lao động nghèo, nổi tiếng là nơi tụ tập, trú ẩn của giới xã hội đen.
-
- Sổ lương thực
- Gọi nôm na là sổ gạo, một quyển sổ ghi chỉ tiêu lượng lương thực một hộ gia đình được mua hàng tháng trong thời kì bao cấp. Ví dụ, người dân thường có quyền mua 1,5 lạng thịt/tháng, trong khi cán bộ cao cấp có thể mua 6 kg/tháng.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Liếp
- Tấm mỏng đan bằng tre nứa, dùng để che chắn.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Tộ
- Cái tô bằng đất nung, thường dùng để kho thịt, cá. Những món kho trong tộ gọi là kho tộ (thịt heo kho tộ, cá lóc kho tộ...)
-
- Giông khói đèn
- Giông gió lớn thường được báo trước bằng đám mây đen đặc có những sọc chỉ nhỏ như vệt khói đèn dầu xuất hiện ở chân trời.
-
- Eo Gió
- Tên một cái đèo nằm ở sườn núi Đình Cương, giáp ranh của các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ và Minh Long thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây khu vực này là rừng núi heo hút, hiểm trở, nhiều thú dữ, đồng thời cũng là căn cứ kháng chiến chống Pháp.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).