Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La
Ấy ngày mồng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây
Tìm kiếm "Lang Sa"
-
-
Ai qua phố Hội, Chùa Cầu
-
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Mùa xuân dạo bước Tây Hồ
-
Gương kia nỡ để bụi nhòa
-
Ao làng Yên Thái xanh trong
-
Tháng tám có chiếu vua ra
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Vè lá lốt
Ve vẻ vè ve
Cái vè lá lốt
Anh A cũng tốt
Chị B cũng xinh
Hai bên rập rình
Gia đình đồng ý
Đi ra đăng ký
Ủy ban không cho
Anh A hét to
“Không cho cũng lấy!
Tôi yêu cô ấy
Đã mấy năm rồi
Không nói lôi thôi
Ngày mai cứ cưới
Làng trên xóm dưới
Ai thích thì đi
Đánh chén tì tì
Sa đì tám tấn.”Dị bản
Ve vẻ vè ve
Cái vè lá lốt
Anh A cũng tốt
Chị B cũng xinh
Hai bên rập rình
Gia đình đồng ý
Đi ra đăng ký
Ủy ban không cho
Anh A hét to
“Không cho cũng lấy!
Tôi yêu cô ấy
Từ mấy năm trời
Đi qua chợ Giời
Mua đôi guốc mộc
Guốc mộc tình yêu
Tình yêu bọ xít
Dính đít vào nhau”
-
Bảo nhau gặt lúa vội vàng
-
Đêm qua mưa bụi gió may
Ðêm qua mưa bụi gió may
Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng
Em với chàng cùng tổng khác làng,
Nào em có biết ngõ chàng ở đâu?
Một thương, hai nhớ, ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi!
Biết đâu thanh vắng em ngồi thở than.
Muốn than mà chẳng gặp chàng,
Kìa như lá đổ bên ngàn Lũng Tây,
Lá đổ còn có khi đầy,
Thương chàng biết thuở nào khuây hở chàng? -
Vè xin xâu
Lẳng lặng mà nghe
Cái vè xin thuế
Mùa màng mất tệ
Buôn bán không ra
Kẻ gần người xa
Cũng nghèo cũng khổ
Hai đồng xâu nọ
Bảy ngày công sưu
Cao đã quá đầu
Kêu đà ngắn cổ
Ở đâu ở đó
Cũng rúc mà ra
Kẻ kéo xuống Tòa
Người nằm trên tỉnh
Đông đà quá đông
Trong tự Hà Đông
Ngoài từ Diên Phước … -
Vè chửi Thượng Bắc
Văn thân kéo giữa ban ngày,
Bắt ông Thượng Bắc đi đày ở đâu?
Tiếc ngài có một bộ râu,
Để cho bà lớn ăn sầu lo toan.
Ngày thường độc ác gian ngoan,
Giờ bà kêu khóc lạy van dân lành.
Bởi chưng ngài muốn giàu sang,
Theo Tây hại nước hại làng hại dân
Đạo trời nổi nghĩa Văn thân,
Giết quân phản tặc vinh thân hại nòi!
Đao gươm vây kín trong ngoài,
Gia nhân ngài Thượng rụng rời thất kinh.
Thân hào đốt cháy tư dinh,
Đập gãy ghế bành, tràng kỷ, án thư
Phá hết của nả riêng tư,
Xé tan cả bộ kinh Thư phẩm màu … -
Từ năm Bính Tý đến giờ
Từ năm Bính Tý đến giờ,
Đồng điền bạch lạng bỏ đi thế này
Dân ta đói khổ lắm thay,
Công sưu công ích kẹp ba ngày chưa tha
Đời ông cho chí đời cha,
Đời nào khổ cực cho qua đời mình
Thuế điền rồi lại thuế đinh,
Thuế thuốc, thuế rượu, sát sinh, thuế đò.
Năm ngày “công ích” phải lo,
Chạy vạy không được bán bò mất thôi!
Bán đi đặng nộp cho rồi,
Miễn sao thoát khỏi tanh hôi ngục hình. -
Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào
-
Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà còn có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo, khóc hon
Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Con thèm chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao -
Con ơi mẹ bảo câu này
Con ơi mẹ bảo câu này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời ! -
Vè cây
Vo vỏ vò vo
Cây nhỏ cây to
Cây cò đậu
Cây sáo sậu trèo
Cây rắn leo
Cây mèo nhảy
Cây gãy cành
Cây xanh lá
Cây xây rạ
Cây chồng rơm
Cây đơm quả
Cây xả hương
Cây bám tường
Cây cắm đất
Ta ngồi ta nói thật … -
Thiếp nay thi lễ con nhà
Thiếp nay thi lễ con nhà
Thấy chàng mĩ mạo, nết na dịu dàng
Cho nên lòng muốn đa mang
Biết rằng quân tử có màng hay không ?
Ngẫm duyên kỳ ngộ tương phùng
Lứa đôi ai có đẹp bằng Tương Như ?
Cầu hoàng một khúc lẳng lơ
Trác Văn Quân luống ngẩn ngơ lòng sầu
Vì đâu để lấy được nhau
Nếu không duyên nợ có đâu thế này
Đôi ta nay gặp nhau đây
Ba sinh âu hẳn nợ dầy chẳng không
Xin chàng hãy quyết đành lòng
Nâng khăn sửa túi, má hồng tựa nương
Họa may thau lộn với vàng
Chú thích
-
- Tây Tựu
- Tên nôm là làng Đăm, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội, trước kia thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời. Làng có truyền thống tổ chức lễ hội từ mồng 9 đến 11 tháng ba âm lịch hằng năm với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian, trong đó đặc sắc nhất là môn đua thuyền.
-
- Yên Sở
- Tên cũ là Cổ Sở, một làng nay thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, có tên nôm là làng Giá Lụa, hay làng Giá. Làng có ngôi đình tên là đình Yên Sở (tên địa phương là Quán Giá), thờ tướng quân Lý Phục Man, vị danh tướng đời Vua Lý Nam Đế đã hi sinh vì non sông. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Giá, trong đó có nghi thức rước kiệu.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Giã La
- Một lễ hội ở làng La Cả (Ỷ La và La Nội), nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, được tổ chức từ ngày 7 đến hết ngày 14 tháng giêng hằng năm, có tục tắt đèn đánh hổ rất hấp dẫn.
-
- Chùa Tây Phương
- Tên chữ là Sùng Phúc Tự (崇福寺), là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, trong đó có bộ tượng 16 vị La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau.
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?
(Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận)
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Chùa Cầu
- Tên một cây cầu đồng thời cũng là một ngôi chùa cổ ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17 (nên còn được gọi là cầu Nhật Bản), bắc ngang qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một biểu tượng văn hóa - du lịch của Hội An.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Bánh đập
- Cũng gọi là bánh dập hay bánh chập tùy theo vùng, một loại bánh phổ biến ở miền Trung. Bánh gồm một miếng bánh ướt ghép với một miếng bánh tráng nướng, xong đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt. Bánh đập có thể ăn riêng với mắm nêm hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng...
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Quảng Bá
- Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thiên duyên kì ngộ
- Sự gặp gỡ lạ lùng, như duyên trời sắp đặt (chữ Hán).
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Có bản chép tháng tư, có bản chép tháng sáu, tháng chín, hoặc tháng Chạp. Đọc thêm: Tháng nào có chiếu vua ra?
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Sa đì
- Tên gọi dân gian của bệnh trĩ.
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dôi
- Còn dư ra, còn thừa.
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Lũng Tây
- Cũng gọi là Lũng Hữu, tên dùng trong văn chương của tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, ở về phía tây dãy núi Lũng. Ngày xưa đây là vùng đất biên thùy, có cửa ải đóng quân canh giữ. Ngày nay cũng có một huyện tên là huyện Lũng Tây, thuộc thành phố Định Tây, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm.
Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.
(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm).
-
- Sưu thuế
- Sưu (hay xâu) là số ngày người dân phải tham gia lao động công ích, nhưng cho phép nộp bằng tiền để thuê người làm thay; thuế là số tiền (hoặc hiện vật) người dân phải nộp cho chính quyền.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Diên Phước
- Tên một huyện ở phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ngày trước (nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
-
- Văn thân
- Người có học thức ngày xưa, chọn khoa bảng làm đường tiến thân.
-
- Thượng Bắc
- Người Thanh Hóa, làm tay sai đắc lực cho Pháp.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Án thư
- Bàn thời xưa dùng để sách vở bút nghiên trên đó.
-
- Ngũ Kinh
- Năm bộ sách kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo, được cho là do Khổng Tử san định, soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm có:
1. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ.
2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
3. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước.
4. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái...
5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử. Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc đã xảy ra.
-
- Đồng điền bạch lạng
- Đồng ruộng trắng trơn, mất mùa.
-
- Thuế điền thổ
- Gọi tắt là thuế điền, cũng gọi là thuế ruộng đất, loại thế mà người có ruộng phải đóng.
-
- Thuế thân
- Cũng gọi là thuế đinh hay sưu, một loại đóng theo đầu người dưới chế độ phong kiến hoặc quân chủ. Trong lịch sử nước ta, thuế thân có từ thời nhà Lý, kéo dài đến hết thời thuộc Pháp.
-
- Năm ngày công ích
- Một chính sách do thực dân Pháp lập nên ở Trung Kỳ, theo đó mỗi công dân đến tuổi phải làm thêm năm ngày lao động công ích.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Sông Đào
- Một nhánh sông nhân tạo lấy nước từ sông Lam, nằm trên địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Con sông này nối thượng nguồn và hạ nguồn của sông Lam, đọan chảy hình vòng ôm lấy các xã Bắc Sơn, Đặng Sơn và một phần xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, và là đường đi tắt của thuyền, bè lưu thông trên sông Lam.
-
- Sông Thương
- Còn có tên là sông Nhật Đức, xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, một con sông lớn ở miền Bắc. Sông bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương rồi đổ vào sông Thái Bình. Sông Thương có hiện tượng "nước chảy đôi dòng" do hiện tượng nhập giang của sông Sim mang nhiều phù sa đục vào dòng chính trong xanh, tạo thành hai dòng chảy song song không hòa với nhau.
Nghe ca khúc Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, có nhắc đến sông Thương.
-
- Theo Phạm Duy thì có lẽ câu ca dao này chỉ mang ý nghĩa văn học: "Ai đã sáng tác ra câu ca dao vớ vẩn này? Thực ra, chẳng có con sông nào đổ vào sông Thương cả! Sông phát nguyên từ con suối nhỏ ở Bản Thi thuộc Lạng Sơn, chạy theo dãy núi Cai Kinh rồi trước khi đổ vào Bắc Giang, nước chảy lúc mạnh lúc nhẹ giữa hai bờ đá, con sông không dùng trong việc giao thông được. Chỉ khi tới Bố Hạ thì sông Thương mới rộng ra, thuyền bè mới đi lại được. Hai bên bờ sông có đắp đê và con đê dài là con đường bộ của những xe bò, xe ngựa, xe đạp... liên lạc từ làng này qua làng nọ..." (Hồi Ký - chương 16).
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Chuối ngự
- Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.
-
- Làng Ngang
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
-
- Làng Quài
- Chợ Quài, thuộc xã Thái Hà, Thái Thụy, Thái Bình.
-
- Cá mát
- Một loại cá nước ngọt, mình có từ ba đến sáu chấm đen, vây màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát.
Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Đắc nghĩa
- Trọn nghĩa.
-
- Họ mạc
- Bà con họ hàng.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Thi lễ
- Kinh Thi và kinh Lễ, dùng để chỉ sự nền nếp, gia giáo thời phong kiến.
-
- Mĩ mạo
- Mặt đẹp (từ Hán-Việt).
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Màng
- Mơ tưởng, ao ước, thèm muốn (từ cổ).
-
- Kỳ ngộ
- Gặp gỡ một cách may mắn kỳ lạ (từ Hán Việt).
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Tư Mã Tương Như
- Tự là Tràng Khanh, người ở Thành Ðô, đời vua Cảnh Ðế nhà Hán. Ông là một người đa tài, văn hay đàn giỏi, được phong làm quan nhưng sau đó sinh chán nên cáo bệnh từ quan. Khi ông đến nhà Trác Vương Tôn chơi, Trác Vương Tôn yêu cầu ông cho đàn một bài. Biết Trác Vương Tôn có người con gái rất đẹp tên là Văn Quân, còn trẻ mà sớm goá chồng, thích nghe đàn nên Tương Như sinh lòng yêu mến, nhân đó định trêu nàng nên vừa đàn vừa hát khúc Phượng cầu hoàng. Trác Văn Quân đứng nép bên trong nghe tiếng đàn thì lòng cảm thấy bồi hồi, sau bỏ nhà đi theo Tương Như.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
(Truyện Kiều)
-
- Phượng cầu hoàng
- Nghĩa là "chim phượng trống tìm chim phượng mái," một khúc đàn được Tư Mã Tương Như gảy để tỏ tình với Trác Văn Quân. Ðây là một khúc đàn tình tứ lãng mạn:
Phượng hề phượng hề quy cố hương
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
Thời vị ngô hề vô sở tương
Hữu diện thục nữ tại khuê phường
Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt ương hề cộng cao tườngTrong Bích Câu Kỳ ngộ có câu:
Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào
-
- Trác Văn Quân
- Con gái của Trác Vương Tôn, người ở đất Lâm Cùng, đời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Nàng là người con gái rất đẹp mà sớm goá chồng, thích nghe đàn. Khi nghe Tương Như vừa đàn vừa hát khúc Phượng cầu hoàng nàng đã đem lòng say mê rồi quyết bỏ nhà đi theo Tương Như.
Như chuyện Tương Như và Trác thị,
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng
(Hoa với rượu - Nguyễn Bính)
-
- Luống
- Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.