Trời hỡi trời! Sao dời vật đổi
Nên chi cỏ héo hoa sầu!
Kể từ ngày nương tựa lều tranh
Công ơn mẹ kể không xiết kể!
Tuần cay đắng chín trăng có lẻ
Chữ sinh thành nghĩa mẹ tày non
Bên ướt mẹ nằm bên ráo phần con.
Mẹ nuôi con vuông tròn khôn lớn
Cho con xin đền miếng ngọt mùi ngon …
Tìm kiếm "Khương Đình"
-
-
Đã đành nên thiếp nên thê
-
Xa xa quê tía bốn phía mây giăng
-
Anh đừng ham nơi nhà sàn ngõ ngói
Anh đừng ham nơi nhà sàn, ngõ ngói
Trông thì vòi vọi, vỏ có ruột không
Nghèo như em đây biết ơn nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi em quạt, ngọn gió lồng em che -
Phải duyên ôi chồng hờn vợ giận
-
Cái cò là cái cò vàng
-
Em rầu nỗi mẫu thân mất sớm
-
Công sinh dục bằng công tạo hóa
-
Câu dưỡng nhi chờ khi đại lão
-
Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp ra
-
Người thác thì đã yên rồi
-
Trời mưa cho lúa chín vàng
Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm
Đem thời bát sứ mâm son
Chớ đem mâm gỗ anh hờn không ăn -
Phượng chắp cánh, lòng còn đợi gió
-
Tương tư đầu tóc rối nùi
Tương tư đầu tóc rối nùi,
Đặt lược lên, để lược xuống, nước mắt chùi không khôDị bản
-
Ai về nhắn với bà cai
-
Cái cò là cái cò vàng
Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha
Vắng cha thì ở với bà
Không ở với chú, chú là đàn ông. -
Trời mưa bong bóng phập phồng
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Chẳng thà ăn sắn ăn khoai
Không ở dượng ghẻ om tai láng giềngDị bản
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
– Con đói thì con ăn khoai
Con đừng khóc nữa, điếc tai láng giềng!
-
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên kia sông em lập cái quán hai từng,
Ba nơi đi nói, không ưng
Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anhDị bản
-
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
-
Hai tay cầm lấy tao nôi
Chú thích
-
- Trăng
- Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tía
- Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
-
- Rạch
- Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
-
- Phận hẩm duyên ôi
- Số phận hẩm hiu, tình duyên lỡ dở.
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi
Tế đổ làm Cao mà chó thế
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi!
(Hỏng Thi Khoa Quý Mão - Tú Xương)
-
- Lung
- Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rầu
- Buồn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đệ
- Em trai (từ Hán Việt).
-
- Huynh
- Anh trai (từ Hán Việt).
-
- Sinh dục
- Đẻ ra và nuôi lớn (từ Hán Việt).
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Dưỡng nhi
- Nuôi nấng con cái (chữ Hán).
-
- Đại lão
- Tuổi già, người già (chữ Hán).
-
- Vóc
- Thân hình, thân thể con người.
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Sún
- Trẻ chưa có răng, cha mẹ thường nhai thức ăn cho mềm rồi mớm vào mồm trẻ. Cũng nói: chim mẹ sún mồi cho con.
-
- Chừng ni
- Chừng này (phương ngữ miền Trung).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Dừa
- Loài cây lớn có thân hình trụ thẳng đứng, có thể cao 15 - 20m. Lá dài có khi tới 5m, có một gân chính to. Cây có hoa và quả quanh năm. Dừa được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta, dừa có nhiều ở Bến Tre và Bình Định.
Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể sử dụng được. Phần cùi (cơm) dừa ăn được ở dạng tươi hay sấy khô. Nước dừa dùng làm nước giải khát hoặc chế biến thực phẩm. Sọ dừa làm hàng mỹ nghệ. Thân dừa làm thìa, đũa, v.v...
-
- Om
- To tiếng, ồn ào, gây cảm giác khó chịu.
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Tao nôi
- Sợi dây treo nôi để đưa. Tao (tau) có nghĩa là tua, giải, dây.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).