Râu một sợi dài tít tắp
Đuôi vài lông nối chắp tua rơi
Gió lên, đi khắp vòm trời
Núi yên, biển lặng, nằm ngơi một mình
Tìm kiếm "rau"
-
-
Rau nào sâu nấy
Rau nào sâu nấy
-
Rau đắng nấu với cá trê
-
Râu rìa, lông ngực đôi bên
Râu rìa, lông ngực đôi bên
Chẳng phường phản bạn, cũng tên nịnh thần -
Râu trê, đầu cú, chân cò
-
Rau cải Tiếu, nấu nước điếu cũng ngon
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Rau âm phủ nấu với mủ lồn tiên
-
Rau lang trổ ngọn hồng hồng
-
Rầu rĩ như khỉ chết con
Rầu rĩ như khỉ chết con
-
Râu dài thì mặc râu dài
-
Buồn rầu, buồn rỉ, buồn nỉ, buồn non
Buồn rầu, buồn rỉ, buồn nỉ, buồn non
Buồn vì một nỗi sớm con muộn chồng. -
Buồn rầu buồn nỉ buồn non
Buồn rầu buồn nỉ buồn non
Buồn vì một nỗi kém con muộn chồng -
Ăn rau thì chịu ăn rau
-
Kiểng rầu ai kiểng rụng lá trơ chìa
-
Hái rau bẻ củi trên cồn
-
Canh rau cũng thể canh rau
Canh rau cũng thể canh rau
Để ai cậy thế, ỷ giàu mặc ai -
Vuốt râu qua, ta không sợ vợ
Vuốt râu qua, ta không sợ vợ
Vuốt râu về, ta đá vợ văng tưng -
Buồn rầu buồn rỉ buồn rê
-
Xanh râu là chúa bạc đầu là tôi
-
Rậm râu, sâu mắt thật là già
Chú thích
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Tiếu Mai
- Thường gọi là làng Tiếu, một làng cổ ven sông Cầu, thuộc địa phận xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Làng có 5 giáp là Đông Trước, Tây Trước, Nam Trước, Mai Thượng và Mai Hạ nên miếu thờ thành hoàng làng được gọi là miếu Ngũ Giáp. Hằng năm vào lễ Tết âm lịch, làng mở hội xuân gồm nhiều lễ hội, trong đó đặc sắc hơn cả là lễ tung hoa và bơi chải.
-
- Có bản chép: Ngựa ông Cao Biền.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Favorit
- Ta gọi là Pha-vơ-rít, nhãn hiệu một loại xe đạp của Tiệp Khắc cũ.
-
- Mợ
- Mỡ (phương ngữ).
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Mót lúa
- Tìm nhặt những bông lúa còn sót trên đồng ruộng đã gặt xong. Đây là công việc cực nhọc, người mót lúa thường phải lang thang tìm kiếm qua nhiều cánh đồng mới có đủ ăn.
-
- Tậu
- Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
-
- Ách
- Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Tôi
- Người hầu hạ trong xã hội cũ. Quan lại ngày trước cũng xưng mình là tôi trước vua chúa để tỏ ý cung kính, khiêm nhường.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.