Yêu nhau cho mặn cho mà
Chồng thuận vợ hòa trong ấm ngoài êm
Tìm kiếm "mãn nguyệt"
-
-
Yêu nhau chưa mặn chưa mà
Yêu nhau chưa mặn chưa mà
Chưa chung lưng lại đã ra đôi đường -
Ai kia một mạn thuyền bồng
-
Ở Hà Tiên mần ăn không khá
-
Sóc Trăng nước mặn đồng bằng
-
Ninh Diêm muối mặn tình sâu
-
Gió đưa cành mận, gió lận cành đào
Gió đưa cành mận, gió lận cành đào
Vì em anh phải ra vào tối tăm.
Tối tăm thì mặc tối tăm,
Chờ cho bác mẹ đi nằm sẽ hay.
Cầm tay, anh nắm cổ tay,
Em đừng hô hoán, sự này ra to. -
Rượu men tẩn mẩn tê mê
-
Quê em nước mặn dừa xanh
Quê em nước mặn dừa xanh
Quê anh dòng suối chảy quanh bên đồi
Trên nguồn, dưới biển xa xôi
Nhìn về mỗi đứa mỗi nơi thêm buồn -
Ba năm tang khó mãn rồi
-
Bậu với qua tình mặn nghĩa nồng
-
Gác chèo ngồi tựa mạn thuyền
Gác chèo ngồi tựa mạn thuyền
Trăng in mặt nước, càng nhìn càng say -
Ai thương anh dù mặn dù mà
Ai thương anh dù mặn dù mà
Nhưng anh vẫn thấy vợ nhà là hơn -
Bấy lâu bậu cần mẫn cái vườn đào
-
Em về Kẻ Mỏ mần chi
-
Người sao như chỉ thêu màn
-
Đất Sóc Trăng quê mùa nước mặn
-
Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặn
-
Ra ngõ gặp trai vừa may vừa mắn
Ra ngõ gặp trai vừa may vừa mắn
Ra ngõ gặp gái mọi cái không may -
Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Ba ngọn sông ấy chảy vào sông Si
Em yêu anh bụng đã phát phì
Thuốc thang đâu khỏi anh thì chửa thôi
Yêu anh dễ đứng khó ngồi
Chú thích
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Sóc Trăng
- Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.
-
- Kế Sách
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Sóc Trăng.
-
- Ba Rinh
- Địa danh nay là một ấp thuộc xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
-
- Xà Mo
- Cũng gọi là Bưng Xà Mo, một vùng trồng lúa trước đây ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
-
- Ninh Diêm
- Một làng muối thuộc khu vực bán đảo Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Kẻ Mỏ
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rọng
- Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cát nhòn
- Cát bị nước nên vón lại.
-
- Vàm Tấn
- Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.