Chim quyên xuống đất cũng quyên
Anh hùng lỡ vận cũng nguyên anh hùng
Tìm kiếm "hung dữ"
-
-
Ai về Tuy Phước ăn nem
-
Mưa trong đám sậy mưa luồn
-
Gái quốc sắc như con sóng lượn
-
Thổi lửa phùng mang mau dễ cháy
Thổi lửa phùng mang mau dễ cháy
Đòi nợ hung bạo mới nhạy tiền -
Cổ liền vai tóc bay phất phới
-
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm nay anh lại hững hờ với em -
Ở đời muôn sự của chung
Dị bản
Ở đời muôn sự của chung,
Quý nhau chỉ một tấm lòng mà thôi.
-
Hầm Hô có cá hoá rồng
-
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Em bỏ mâm vàng hứng bát chuối xanh
Bây giờ nên tiếng nên danh
Chê ta quán nát lều tranh không ngồi -
Khôn ba năm dại chỉ một giờ
Khôn ba năm dại chỉ một giờ
Làm chi để tiếng hững hờ chê bai -
Chân chàng tới cảnh đình trung
-
Đem chuông đi đấm nước người
-
Nón ngựa Gò Găng
-
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Có tiền thì chúng xưng hùng xưng vương -
Anh đi súng ở tay ai
-
Mạ úa cấy lúa chóng xanh
-
Tôi chưa già nhưng tôi chán đàn ông
Tôi chưa già nhưng tôi chán đàn ông
Đầu hôm khó ngủ, hừng đông kêu hoài -
Nghĩ tình tình những thêm thương
Nghĩ tình tình những thêm thương
Đồng xanh ai khiến phải vương máu hồng
Bởi bầy xâm lược tàn hung
Bởi quân bán nước khom lưng cúi đầu -
Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Tháp Hưng Thạnh
- Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Quốc sắc
- Sắc đẹp nhất nước (từ Hán Việt).
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
(Truyện Kiều)
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Sau hơn một ngàn năm lệ thuộc Trung Hoa, Việt Nam giành được độc lập và Ngô Quyền thiết lập một vương triều tự chủ. Cuối đời nhà Ngô có 12 sứ quân nổi dậy đánh lẫn nhau trong suốt 20 năm khiến dân tình khổ sở. Kết cuộc, họ phải khuất phục dưới tay Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng, sau sáng lập ra vương triều Đinh. Phán xét sự tranh giành quyền lực của các sứ quân và chiến thắng của Đinh Bộ Lĩnh, dân gian đã tóm gọn trong câu ca dao này.
-
- Hầm Hô
- Một địa danh nay thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây vừa là một danh thắng nổi tiếng của Bình Định, vừa là một vùng đất lịch sử, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chàng Lía, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và phong trào Cần Vương.
-
- Mai Xuân Thưởng
- Một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định. Ông sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ chiến đấu, đến năm 1887 thì cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt và xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Do từng đậu cử nhân và là con thứ bảy trong gia đình, ông còn có tục danh là ông Bảy Cử.
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Bún song thần
- Tên gốc là song thằng, có nghĩa là dây (bún) đôi, một loại bún của vùng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bún song thần là đặc sản của người Minh Hương, tương truyền có từ thế kỷ thứ 18, nghĩa là lúc người Hoa đến định cư ở đây và phát triển làm bột đậu xanh và nghề làm bún. Bún song thần dùng để xào hay nấu canh cá đều ngon.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Nhơn Ngãi
- Tên một trong bốn tổng của phủ An Nhơn, Bình Định ngày trước.
-
- Hưng Long
- Một địa danh nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Đội Cấn
- Tên thật là Trịnh Văn Cấn (1881 - 1918), người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông còn có tên khác là Trịnh Văn Đạt, là viên đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp ở Thái Nguyên. Ông cùng Lương Ngọc Quyến - một chí sĩ yêu nước bị giam tại nhà tù ở Thái Nguyên - lãnh đạo binh lính người Việt đứng lên chống Pháp vào đêm 30/8/1917. Từ đó đến ngày 5/9, các cuộc tấn công của địch liên tiếp nổ ra. Do không chống nổi lực lượng của địch, nghĩa quân phải rút lui. Ngày 10/1/1918, trong trận chiến đấu với quân Pháp tại núi Pháo, Đội Cấn bị thương nặng và tự sát.
-
- Đội Cung
- Tên thật là Trần Công Cung, tham gia lực lượng lính khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội. Đêm 13/1/1941, ông cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến về Đô Lương giết viên đồn trưởng đồn Đô Lương rồi cùng 25 lính ở đây tiến về Vinh ngay trong đêm đó với mục đích chiếm trại Giám Binh (thành Nghệ An) rồi phát triển ra các nơi khác. Do bị lộ nên nghĩa binh bị đàn áp, binh biến chấm dứt. Cuối tháng 2/1941, Tòa án binh Hà Nội xử 51 bị can trong vụ khởi nghĩa Rạng - Đô Lương. Đội Cung, cai Vỵ cùng 9 người lính khác bị kết án tử hình, 12 người bị án chung thân, 2 người bị án 20 năm khổ sai... Sáng 25/4/1941, ông bị hành quyết ở Vinh.
-
- Sử xanh
- Ngày xưa khi chưa có giấy, sử sách được chép lên miếng tre trúc, có vỏ màu xanh, nên được gọi là sử xanh (thanh sử).
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Thị tứ
- Khu vực có dân cư đông đúc, các ngành buôn bán phát triển. Từ này đôi khi cũng được dùng như tính từ.
-
- Kinh Cùng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Củi lụt
- Những cây gỗ trôi trên sông khi có lũ lụt, nước lớn, thường được vớt vào phơi khô để dành làm củi đốt.