Tìm kiếm "cát lầm"
-
-
Ai sinh ra bãi cát bồi
Ai sinh ra bãi cát bồi
Để em lo thuyền cạn cho người kém xinh -
Biển Đông sóng dợn cát đùa
Biển Đông sóng dợn cát đùa
Sánh đôi không đặng lên chùa đi tuDị bản
Biển Đông sóng bủa cát dùa
Sánh đôi không đặng lên chùa đi tu
-
Tay cầm dao sắc cắt trái thanh trà
-
Tua rua bằng mặt cất bát cơm chăm
-
Bao giờ biển nổi cát vàng
-
Ngồi thúng khôn bề cất thúng
-
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Thương ngày nào đỡ ngày nấy, chớ chông gai khó lường -
Nước xanh xanh chảy quanh cồn cát trắng
-
Công dã tràng thường ngày xe cát
-
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Em bỏ mâm vàng hứng bát chuối xanh
Bây giờ nên tiếng nên danh
Chê ta quán nát lều tranh không ngồi -
Lúa đồng chiêm lấy liềm mà cắt
-
Gái lớn trong nhà như ma chưa cất
Gái lớn trong nhà như ma chưa cất
-
Bãi dài, cát nhỏ cát to
-
Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời
-
Ơi em nho nhỏ, cắt cỏ giữ trâu
-
Kiếm nơi nước vận, cát đùa
-
Dưới sông, sóng vận cát đùa
Dưới sông, sóng vận cát đùa
Lấy anh chẳng đặng, em vô chùa em tuDị bản
-
Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
-
Bốn chân đạp đất, cổ cất thượng thiên
Chú thích
-
- Tiên Châu
- Tên một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
-
- Cầu Vạn Củi
- Tên một cây cầu nằm gần cửa biển Tiên Châu, Phú Yên. Có tên như vậy có lẽ vì bên bờ Nam của cầu, người dân thường làm nghề củi.
-
- Thanh trà
- Loài cây ăn trái thuộc họ Bưởi, quả có múi trong, hơi vàng, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, ăn nhiều không có hậu đắng trong cổ họng như một số loại bưởi khác. Thanh trà còn được trộn với khô mực làm món gỏi thanh trà. Thanh trà làng Nguyệt Biều (Huế) rất nổi tiếng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Sơn Nam
- Một trong Thăng Long tứ trấn (bốn vùng đất bao quanh Hà Nội) ngày trước: Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Đông, Kinh Bắc. Trấn Sơn Nam gồm 11 phủ (42 huyện). Đến thời Tây Sơn, trấn được chia thành Sơn Nam Hạ (nay thuộc Nam Định, Thái Bình, và một phần Ninh Bình) và Sơn Nam Thượng (nay là Hưng Yên, Hà Nam, và một phần Hà Tây).
-
- Tương tự câu Ngồi thúng cất cạp.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mai quán chiều lều
- Sáng ở quán, chiều ở lều. Ý nói cuộc sống nghèo khó, bấp bênh.
-
- Dã tràng
- Còn gọi là dạ tràng, một loài giáp xác nhỏ giống con cáy sống ở bãi cát ven biển, hàng ngày vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống, nhưng khi thủy triều lên lại đánh tan hết. Đọc thêm về sự tích con dã tràng.
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ngặt
- Nguy hiểm, gian nan, cùng túng, hết thế (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Vận
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đùa
- Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
- “Khi chưa nặn, thì chỉ là hòn đất. Khi hòn đất đã nặn nên ông Bụt, thì ông Bụt hóa ra linh thiêng, được mọi người sùng bái thờ phượng. Người ta cũng vậy, khi hàn vi chưa gặp thời chỉ là một người nghèo hèn; khi gặp thời vận, có người cất đặt lên cho, thì tự nhiên hóa ra người tài giỏi quyền thế, ai cũng phải kính phục.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.