Năm tao bảy tuyết
Dị bản
Năm lần bảy lượt
Năm lần bảy lượt
Gió đưa gió đẩy lá dừa,
Muốn ai thì muốn nhưng chừa em ra
Hoa phi đào phi cúc
Sắc phi lục phi hồng
Trơ như đá vững như đồng
Ai xô không ngã, ngọn gió lồng không xao
Mỉa mai cụm liễu cửa đào
Ong qua muốn đậu, bướm vào muốn bu
Bốn mùa đông hạ xuân thu
Khi búp, khi nở, khi xù, khi tươi
Chúa xuân ngó thấy mỉm cười
Sắc hay vương vấn mấy người tài danh
Có bông, có cuống, không cành
Ở trong có nụ, bốn vành có tua
Nhà dân cho chí nhà vua
Ai ai có của cũng mua để dành
Tử tôn do thử nhi sanh
Bạch huê mỹ hiệu xin phành ra coi
Nhớ lời quan Trạng ngày xưa
Sấm ngài để lại tính vừa tới nay
Năm Dậu nó kéo sang đây
Vua về thượng giới thì Tây chiếm thành
Ngả lim ra để làm hoành
Đắp đường phá đá tan tành ruộng nương
Bao nhiêu bờ bụi phát quang
Thuê người gánh đá dọn đường cho yên
Nhật công nó lại phạt tiền
Thế gian ai được nằm yên ở nhà
Đàn ông cho ý đàn bà
Bao nhiêu trai gái trẻ già đều đi
Bởi chưng vua nước đang suy
Mới không vượt dậy mà đi chiếm thành
Tháng giêng xuân tuyết mau mưa
Nhớ chàng những lúc sớm trưa vui cười
Tháng hai hoa đã nở rồi
Nhớ chàng em phải đứng ngồi thở than
Tháng ba nắng lửa mưa dầu
Nhớ chàng em những âu sầu chả tươi
Tháng tư sấm giục mưa rơi
Nhớ chàng thơ thẩn ra chơi vườn cà
Tháng năm gặt hái rồi rà
Nhớ chàng như thể nhớ hoa trên cành …
Lại đây ăn một miếng trầu
Nữa mai tuyết nhuộm mái đầu hoa râm
Cổ tay đã trắng lại tròn
Cầm vào mát rượi như hòn tuyết đông
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu
Thuyền ai trôi trước
Đợi bước tới cùng
Chiều về trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng tuyết sương.
Thuyền ai trôi trước
Cho tôi lướt tới cùng
Chiều đã về, trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng đêm sương
Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ
Chắc về đâu trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết, biết nương nhờ về đâu
Số em giàu, lấy khó cũng giàu
Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Thân em có quản khó nghèo làm chi!
Chữ nhân duyên thiên tải nhất thì
Giàu ăn, khó chịu, lo gì mà lo
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
Ruột tằm ngày một héo hon
Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve
(Truyện Kiều)
Xem vở cải lương Cờ nghĩa giồng Sơn Quy nói về cuộc khởi nghĩa Trương Định.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…