Tìm kiếm "tuẫn tiết"

Chú thích

  1. Đề Vang
    Một thủ lĩnh tài năng trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông tên thật là Vương Văn Vang, sinh ở làng Thuận An, nay thuộc xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh . Trong quá trình chống Pháp, ông tự xưng là Đề đốc họ Vương, còn được gọi là Đề Vang, Tuần Vang, hoặc Đội Văn. Ngày 7/11/1889, ông bị Pháp chém đầu tại vườn hoa Pônbe (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội), đầu bêu ở tỉnh Bắc Ninh, xác ném xuống sông Hồng.
  2. Đốc Tít
    Tên thật là Nguyễn Xuân Tiết (1853 - 1916), một thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông nguyên gốc họ Mạc, sinh trưởng tại làng yên Lưu Thượng, phủ Kinh Môn, Hải Dương. Trong phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ, ông được phong là Đề đốc Hải Dương (nên cũng gọi là Đốc Tít - chữ "Tít" là do người Pháp phát âm sai tên ông). Tháng 7/1889, Hoàng Cao Khải phối hợp cùng quân Pháp bao vây Đốc Tít ở căn cứ Trại Sơn. Thế cùng lực kiệt, ngày 12/8/1889, Đốc Tít cùng với toàn quân ra hàng. Rút kinh nghiệm Đề Vang trá hàng lúc trước nên người Pháp cho đày ông đi Algeri. Ông qua đời tại đây ngày 21/12/1916, thọ 63 tuổi.
  3. Vang lừng đất Bắc, Tít bổng trời Đông
    Nói về hai thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là Đề VangĐốc Tít. Câu này có chơi chữ.
  4. Húy nhật
    Ngày kị, ngày giỗ. Từ Hán Việt húy nghĩa là tên của người chết.
  5. Chính thê
    Vợ chính, vợ cả.
  6. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  7. Khúc nôi
    Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
  8. Tiết phu tiết phụ
    Giữ trọn tình nghĩa vợ chồng.
  9. Tuần
    Một lần rót (rượu, trà...)
  10. Đồng tịch đồng sàng
    Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
  11. Đồng sinh đồng tử
    Sống chết có nhau.
  12. Ở hướng nam thì về hướng nam, ở hướng tây thì về hướng tây.
  13. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  15. Hải Phòng
    Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê HoànNgô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

    Một góc Hải Phòng

    Một góc Hải Phòng

  16. Sông Hồng
    Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.

    Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

  17. Hạ giới
    Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
  18. Tỉnh Hà Nội
    Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.

    Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.

  19. Mưa bụi
    Mưa hạt nhỏ li ti như hạt bụi.
  20. Ngọc Hà
    Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Làng hoa Ngọc Hà

    Làng hoa Ngọc Hà

  21. Mưa mòi
    Mưa hạt nhỏ, có vào tháng 6, tháng 7, vào buổi sáng, thường báo hiệu một ngày nắng. Mưa mòi chủ yếu xảy ra ở đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Ca dao có câu "Sáng mưa mòi, trưa nắng lòi mắt ra", dân đánh cá dựa vào kinh nghiệm này để đoán thời tiết đi đánh cá mòi (giống cá biển hằng năm vào đẻ ở vùng nước ngọt), do đó có tên gọi "mưa mòi".
  22. Mưa ngâu
    Tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong dân gian có câu thành ngữ Vào mùng 3, ra mùng 7, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích. Tên mưa gắn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ.
  23. Bo bo
    Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...

    Bo bo, tên khoa học là Coix Lacryma-jobi.

    Bo bo

  24. Có bản chép: Chui vào.
  25. Tháng 7 năm 1980, phi công Phạm Tuân được Liên Xô đưa vào vũ trụ trong một chuyến bay cùng với đại tá người Nga Gorbatko theo chương trình Interkosmos. Bài ca dao nói về sự kiện này.
  26. Khoai mì
    Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  27. Ghi tên mua mì
    Trong thời bao cấp, hàng hóa (nhất là lương thực thực phẩm) được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu. Muốn mua hàng, người dân phải đăng kí trước bằng các phiếu mua, nên gọi là "ghi tên mua mì."

    Phiếu mua lương thực trong thời kì bao cấp

    Phiếu mua lương thực trong thời kì bao cấp

  28. Thái Bình
    Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.

    Bãi biển Đồng Châu

    Bãi biển Đồng Châu

  29. Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình
    Bạch Xỉ sinh ra thì thiên hạ được thái bình. Đây tương truyền là câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng cũng có thể là do Đoàn Đức Tuân tự phao ra để giành lấy sự ủng hộ của nhân dân.
  30. Nói lái lại thành "thằng Tây."
  31. Đoàn Chí Tuân
    Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
  32. Tuần hà
    Chức quan chuyên coi trách trông nom về việc giao thông buôn bán trên sông ngày xưa.
  33. Phần do
    Hay tuần do, có nhiệm vụ đi canh, giữ trật tự trong thôn xóm.
  34. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  35. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  36. Tuần đinh
    Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
  37. Biện tuần
    Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
  38. Hịt
    Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
  39. Đề
    Móng (thường dùng cho thú vật).
  40. Quan viên
    Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  41. Tuần phiên
    Người làm công việc canh gác giữ gìn trật tự trong làng thời Pháp thuộc, thường thuộc hạng bần cố nông mà ra.
  42. Tháng giêng có nhiều tế lễ, quan viên có dịp chè chén. Tháng mười là mùa gặt, tuần phiên có dịp thu thóc canh.
  43. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  44. Đòn rồng
    Hai cây đòn to nằm cặp hông dọc theo chiếc xe tang, đầu trước chạm hình đầu rồng, đầu sau chạm hình đuôi rồng.
  45. Lí trưởng
    Tên một chức quan đứng đầu làng (: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
  46. Lễ tuần
    Một lễ trong phong tục ma chay của người Việt Nam. Lễ được tiến hành bảy ngày sau khi chôn người chết.
  47. Miếu Mủi
    Miếu ở rừng Mủi thuộc thôn Phú Cường, xã Tam Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây xưa kia thường có các cuộc hát ghẹo trong những ngày lễ.
  48. Bến Tuần Giáo
    Gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.