Trách lòng con chó nhỏ sủa dai
Sủa nguyệt sơn đài, sủa bóng trăng thanh
Trăng thanh vì bởi không mây
Đôi ta gặp gỡ vì dây tơ hồng
Dây tơ hồng không xe mà mắc
Rượu Quỳnh tương không nhắp mà say
– Thuận lòng con chó nhỏ sủa dai
Sủa nguyệt sơn đài, sủa núi trơn lu
Trơn lu vì bởi đám mây
Đôi ta trắc trở vì dây tơ hồng
Dây tơ hồng đứt rồi khó nối
Hai đứa mình hai đứa hai nơi
Tìm kiếm "mấy đời"
-
-
Ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng
-
Mấy đời rồng đến nhà tôm
-
Trăng lu vì bởi áng mây
-
Trời mưa vì bởi chùm mây
-
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng -
Mấy đời bánh đúc có xương
Dị bản
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng
-
Mấy đời cơm nguội lên hơi
Mấy đời cơm nguội lên hơi
Cái thân làm bé thảnh thơi bao giờ -
Mấy đời chó đói chê xương
Mấy đời chó đói chê xương
Mèo chê mỡ bếp, cọp nhường mồi ngon -
Linh đinh thuyền đã xa vời
-
Đến đây than thở đôi lời
Đến đây than thở đôi lời
Xuân thu đôi cảnh mấy đời gặp em -
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
-
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đời -
Chàng về để áo lại đây
-
Đêm khuya vắng vẻ, anh thỏ thẻ hỏi nàng
Đêm khuya vắng vẻ, anh thỏ thẻ hỏi nàng
Tiền riêng được mấy chục mà vàng được mấy đôi? -
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Nghĩa sinh thành anh chẳng kể chi
Sao anh bất thức bất tri
Anh đi lính mộ được gì đâu na
Anh nghe em hỏi đây mà
Ai sinh ai đẻ anh ra thành người
Sao anh không sợ người cười
Cái nòi lính mộ mấy đời sướng thân
Hỏi anh anh phải phân trần
Cha già mẹ yếu đỡ đần cậy ai?
Tình non nghĩa nước bao ngày
Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ thương -
Cây khô mấy thuở mọc chồi
-
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồngDị bản
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ lại yêu con chồng
-
Cồng cộc bắt cá dưới sông
-
Tóc vắn còn có khi dài
Tóc vắn còn có khi dài
Mấy đời mặt rỗ mà mài cho ra
Chú thích
-
- Nguyệt sơn đài
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nguyệt sơn đài, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Quỳnh tương
- Lấy từ Quỳnh tương ngọc dịch. Quỳnh là ngọc đẹp, còn tương và dịch là cách gọi chất lỏng. Thành ngữ này có nghĩa là "rượu làm bằng ngọc đẹp." Người xưa cho rằng rượu làm từ ngọc ra mà uống thì có thể thành tiên. Quỳnh tương vì thế chỉ loại rượu rất quý.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-
- Gấc
- Loại cây dây leo cho quả khi chín có màu cam đỏ đặc trưng, được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Cửa
- Cách nó tắt của cửa sông hoặc cửa biển, nơi các con sông gặp nhau hoặc đổ ra biển. Chữ Hán gọi là thủy khẩu.
-
- Bất luận
- Không kể.
-
- Vách phấn
- Tường vôi (từ cổ).
-
- Bất thức bất tri
- Không hiểu không biết (cụm từ Hán Việt).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Na
- Trợ từ, thường đặt cuối câu hỏi, như hả, ha, a, ru... (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.