Gió đưa cây cửu lý hương
Giờ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
Sầu riêng bữa chẳng muốn ăn
Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm
Tìm kiếm "giỗ cha mẹ"
-
-
Con mèo mà trèo cây cau
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo -
Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ
-
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Phỉnh phờ anh nó nói giàu sang
Xui anh vào lính Tây bang
Để cho chúng nó ngủ an trên lầu
Anh ơi phú quý về đâu
Thân mình khổ cực bù đầu tóc xơ
Anh mau về lúc bây giờ
Ở nhà cha đợi mẹ chờ em trông -
Thiên triều văn
Thương thay, hỡi các chú ơi
Ăn uống đã rồi thầy kể một văn:
Quý Tỵ giữa ngày mồng năm,
Giờ Dần chính nguyệt ầm ầm huyên hoa
Một chi đánh ở Đống Đa
Cầu Duệ kéo đến tốt xa muôn phần
Phép voi bại trận tiên phong
Cầu nhương sụt cả xuống sông Bồ Đề
Đao binh tử trận đầy khe
Dọc đường gài gác nằm kề năn năn
Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở nay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh … -
Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
-
Cha ơi liệu cơm gắp mắm
-
Cồng cộc bắt cá dưới bàu
-
Bây giờ xâu nặng thuế cao
-
Bây giờ hỏi thật câu này
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
-
Đèn treo trước gió, khi tỏ khi lu
-
Ai về tôi gửi đôi giày
-
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Ngả nghiên ngả bút thử lòng nhau chơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Đấy có người ngãi đấy rời đây ra
Một ngày thì cũng một xa
Như chim nhớ tổ như ta nhớ mình
Dù rằng bác mẹ chẳng xin
Ta thử đứng lại xem mình lấy ai
Đêm năm canh mong cho chóng sáng chàng ơi
Hỡi người quân tử lấy người ở đâu? -
Đã mong kết nghĩa tương giao
-
Mùa đông môi xám như chì
-
Ai về tôi gửi buồng cau
-
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Giờ ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa kia ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Từ ngày tôi về cùng anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi
Đất rắn nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ để tôi lấy chồng
Có lấy thì lấy cách sông
Để tôi lấy chồng cách ngõ anh raDị bản
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa tôi ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Bây giờ tôi về cùng anh
Anh tham nhan sắc, anh tình phụ tôi
Đất sỏi nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
Anh đi lấy vợ cách sông
Để tôi lấy chồng giữa ngõ anh raXưa kia ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu quý như hoa trên cành
Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh anh chửi anh tình phụ tôi
Đất xấu chả nặn nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
-
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm,
Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay. -
Ở đời nên phải chiều đời
Chú thích
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Tức ngày mùng năm tháng Giêng năm Kỷ Dậu, bắt đầu trận Ngọc Hồi. Theo Lê quý kỷ sự và Việt sử Thông giám cương mục, mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn tiến lên. Ngựa quân Thanh sợ voi, lui lại, giẫm lên nhau lùi về đồn. Quân Thanh cố thủ trong đồn bắn ra. Quang Trung chia tượng binh làm hai cánh, một cánh vòng qua sau đồn Ngọc Hồi, đóng phía đông đê Yên Duyên để chặn đường địch rút; cánh kia dùng mộc tẩm rơm ướt tiến lên hãm đồn. Đại bác quân Thanh bị vô hiệu lực. Quân Tây Sơn tiến vào đồn hỗn chiến. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, quân Thanh không chống nổi chạy tản ra tứ phía, lại giẫm phải địa lôi chính mình đặt từ trước nên chết rất nhiều. Đồn Ngọc Hồi bị quân Tây Sơn thiêu cháy.
-
- Chính nguyệt
- Tháng giêng âm lịch.
-
- Huyên hoa
- Huyên náo, ồn ào (từ cổ).
-
- Đống Đa
- Địa danh nay là một quận nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan hai vạn quân Thanh xâm lược. Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp thành gò cao, trên gò cây cối mọc um tùm nên có tên là gò Đống Đa.
-
- Cầu Duệ
- Chưa rõ ở đâu. Có ý kiến cho rằng đây là một cái cầu bắc qua sông Nhuệ, chảy qua Thăng Long.
-
- Tốt xa
- Quân lính (tốt) và xe (xa).
-
- Cầu nhương
- Tranh cướp nhau để lên cầu.
-
- Sông Bồ Đề
- Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.
-
- Năn năn
- Xót thương, oán hận (từ cổ).
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Đại minh
- Giác ngộ, hiểu rõ.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bá niên
- Trăm năm (từ Hán Việt).
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Cố đấm ăn xôi
- Cố nhẫn nhục, chịu đựng để theo đuổi, hi vọng điều gì.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Trường thọ
- Sống lâu (từ Hán Việt).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Song đường
- Thung đường và huyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Hàn
- Lạnh (từ Hán Việt).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Mãn kiếp
- Suốt đời, cho đến tận lúc chết (thường nói về việc không hay).