Muốn ăn xôi ông ơi xắn áo
Những bài ca dao - tục ngữ về "xôi":
-
-
Lẳng lơ chết có bánh dầy
-
Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy
-
Trách người quân tử vô tình
-
Cưới em tám tỉn mật ong
-
Ai bảo xôi ừ xôi, ai bảo thịt ừ thịt
Ai bảo xôi ừ xôi, ai bảo thịt ừ thịt
-
Lồng cồng như mẹ chồng xới xôi
Lồng cồng như mẹ chồng xới xôi
Bát đầy thì ít, bát vơi thì nhiều -
Vợ anh như ngọc như ngà
Vợ anh như ngọc như ngà
Anh còn tình phụ nữa là thân tôi
Vợ anh như thể đĩa xôi
Anh còn tình phụ nữa tôi cơm đùm -
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho tôi bằng lòng. -
Đừng có chết mất thì thôi
Đừng có chết mất thì thôi
Còn sống có lúc no xôi, chán chèDị bản
-
Cưới em có một tiền hai
Cưới em có một tiền hai
Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi
Họ hàng ăn uống xong rồi
Tôi xin cái chảo, tôi lôi nó về -
Cưới em có cánh con gà
-
Cái cò là cái cò con
Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo, thời nàng lấy anh. -
Ông giẳng ông giăng
-
Chốc chốc cheng cheng
-
Chập chập rồi lại cheng cheng
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêngDị bản
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đừng đơm vơi đĩa thánh thầy mất thiêng
-
Mẹ già như chuối ba hương
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Xôi nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Mẹ già như áng mây trôi
Như sương trên cỏ, như lời hát ru
Lời hát ru vi vu trong gió
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
Mây trôi lãng đãng trên ngàn
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
Chú thích
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Vị
- Nể nang (từ cổ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tĩn
- Lọ sành phình ở giữa, trên có nắp đậy, thường dụng đựng nước mắm, mật ong, gạo, muối...
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Cóc bôi vôi
- Dân gian cho rằng cóc đi đâu cũng sẽ trở về chỗ cũ. Nếu ta lấy vôi bôi lên mình con cóc, đem bỏ ở một nơi xa, một thời gian sau lại thấy nó xuất hiện.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Nếp quạ
- Một giống lúa nếp ngon, khi đồ thành xôi thì thơm và dẻo.
-
- Gà sống
- Gà trống (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Chuối ba hương
- Còn gọi là chuối bà hương, một loại chuối lùn, quả khi chín rất dễ rụng.