Liễu xa đào, đào khô liễu héo
Lựu xa đào, lựu ngã đèo nghiêng
Xa cách ai đêm thảm ngày phiền
Chim trên rừng sầu rũ cá dưới miền khóc than
Những bài ca dao - tục ngữ về "xa cách":
-
-
Con cá dưới nước hãy còn lai vãng
-
Anh đừng tư lự, thất tình
Anh đừng tư lự, thất tình
Rồi đây trúc cũng hiệp bình với mai
Anh đừng than ngắn thở dài
Nào ai đã nỡ bỏ ai nên phiền
Nói ra về lúc Vân Tiên
Chàng mà xa thiếp, thiếp chịu phiền sáu năm
Sương sa lụy nhỏ đầm đầm
Đặt mình xuống chiếu, bụng nằm chiêm bao
Cũng vì nhơn nghĩa anh trao
Cho nên nước mắt nhỏ trào như mưa -
Ai đồn quanh quẩn loanh quanh
-
Thằn lằn chắc lưỡi mái rui
-
Mấy lâu vắng mặt Châu Trần
-
Đêm năm canh không ngủ, dậy ngồi
Đêm năm canh không ngủ, dậy ngồi,
Cớ sao trong dạ bồi hồi chuyện chi?
Đau lòng ta lắm, hỡi nữ nhi
Thếp dầu đầy, anh thắp hết, bày ly, anh than hoài!
Quên đi thì chớ, nhớ lại khó nổi nguôi ngoai,
Tự xưa cho đến rày cách trở đợi trông,
E cho nàng có chốn ba đông,
Có nơi kết tóc, không trông đến phận chàng,
Đêm nằm khô héo lá gan,
Thếp dầu đầy anh thắp hết, cháy tàn bày ly.
Kể từ ngày em chịu chữ tùng quy,
Chàng Hồ thiếp Hán tài chi không buồn rầu!
Chiều chiều ra đứng soi dâu,
Nghe con chim nó kêu dìu dắc, dạ anh sầu bấy nhiêu. -
Tóc em dài em kết làm quang
-
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Lát gừng thì đắng từ ngày xa anhDị bản
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau
-
Nhạn lạc bầy nhắm hướng nó bay
Nhạn lạc bầy nhắm hướng nó bay
Chớ chồng xa vợ may hay rủi nhờ -
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Bây giờ cách mặt, ngày sau vợ chồng -
Trượng phu xử nghĩa vuông tròn
-
Vì ai bướm nọ xa ve
Vì ai bướm nọ xa ve
Mùa đông thiếp đợi, mùa hè thiếp trông
Cảm thương thiếp bắc, chàng đông
Tiếc người có nghĩa mà không gặp mình -
Đã lâu không gặp bạn vàng
Đã lâu không gặp bạn vàng
Nay gặp bạn vàng lòng càng thêm tủi
Nghĩ đến ân tình gió thổi mây bay
Kể từ ngày xa cách đến nay
Lòng em ngơ ngẩn đắng cay muôn phần
Còn gì mà đợi, mà trông
Còn gì qua lại ân cần anh ơi
Anh có vợ rồi như đũa có đôi
Để em lơ lửng mồ côi một mình -
Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Để em giã gạo chày con một mình -
Nhạn nam én bắc lạc bầy
-
Nói ra tủi hổ muôn phần
Nói ra tủi hổ muôn phần
Bốn mùa đông lạnh chẳng gần hơi emDị bản
Nói ra tủi hổ muôn phần
Ruột dường chỉ thắt, dao dần lá gan
-
Cảnh chiều chiều hiu hiu gió thổi
-
Anh vắng mặt em một ngày trong lòng đã áy náy
-
Anh về anh lại sang ngay
Chú thích
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã thủ tiết chờ đợi Vân Tiên cả thảy sáu năm.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Giựt mình
- Giật mình (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tùng quy
- Theo về (từ Hán Việt).
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Dìu dắc
- Réo rắt.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lao lư
- Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giang
- Sông lớn (từ Hán Việt).