Tôi chầu bà chúa khoai lang
Bà chúa trên ngàn má đỏ hây hây
Tôi chầu bà chúa bánh giầy
Bà chúa lâu ngày mốc thếch đại vương
Những bài ca dao - tục ngữ về "tín ngưỡng":
-
-
Thầy bói, thầy cúng, thầy đồng
Dị bản
-
Có bệnh thì vái tứ phương
Có bệnh thì vái tứ phương
Không bệnh chẳng mất nén hương, giấy vàng -
Bô Bô nói với Phường Chào
-
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Dị bản
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buônMồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không
-
Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba
-
Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới
Chú thích
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Bô Bô
- Tên một nữ thần trong văn hóa dân gian Quảng Nam. Tương truyền, Bô Bô là nữ tướng Chiêm Thành, chỉ huy trận đánh giữa quân Chiêm và đạo quân của vua Lê Thánh Tông. Thua trận, bà dẫn quân rút về định cố thủ ở kinh đô Mỹ Sơn, nhưng đến làng Thu Bồn (nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) thì voi ngã, bà bị giết chết. Hiện nay vẫn còn đền thờ bà ở đây.
-
- Phường Chào
- Tên một nữ thần trong dân gian Quảng Nam. Theo thần phả biên soạn năm Khải Định thứ 4 (1919) thì bà tên là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 25 tháng 2 năm Cảnh Thịnh bát niên (1800) tại làng Phường Chào (thuộc châu Phiếm Ái), nay thuộc thôn Mỹ Phiếm, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam. Ở trần gian được 17 năm, ngày 19 tháng 11 năm Gia Long thứ 16 (1817), bà hiển linh tại đất Phường Chào và được vua sắc phong làm thần, được nhân dân lập miếu thờ.
-
- 3 ngày này thường bị xem là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Vì vậy cho nên ngày xưa vua chúa thường chọn 3 ngày này để đi du ngoạn. Nhưng vì vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, dân chúng thì không được phép nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Cho nên muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục trong dân gian là tránh 3 ngày này và gọi 3 ngày này là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng.
-
- Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba
- Theo theo quan niệm dân gian, ngày 3 và ngày 7 âm lịch mỗi tháng là những ngày xấu, không nên khởi sự làm ăn hoặc đi xa.