Những bài ca dao - tục ngữ về "tiết kiệm":
-
-
Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm
-
Giàu không hà tiện khó liền tay
Giàu không hà tiện khó liền tay
Khó không hà tiện khó ăn mày -
Còn gạo không biết ăn dè
Còn gạo không biết ăn dè
Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra -
Thắt lưng buộc bụng
Thắt lưng buộc bụng
-
Đi đâu mà chẳng ăn de
-
Bát ăn bát để
Bát ăn bát để
Dị bản
Của ăn của để
-
Năng nhặt chặt bị
-
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Dị bản
Buôn tàu buôn bè không bằng dè miệng
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè lỗ miệng
Buôn thủy buôn vã chẳng đã hà tiện
-
Bóp mồm bóp miệng
Bóp mồm bóp miệng
Dị bản
Bó mồm bó miệng
Chú thích
-
- Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn
- Cất giữ lúa gạo phòng khi đói, cất giữ quần áo phòng khi rét (thành ngữ Hán Việt).
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Ăn de
- Ăn nhín, ăn dè.
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.