Làm tôi ngay, ăn mày thật
Những bài ca dao - tục ngữ về "thật thà":
-
-
Thật thà ma vật cũng qua
Thật thà ma vật cũng qua
Dị bản
Thật thà ma vật không chết
-
Lòng như tấm bánh bóc trần
Lòng như tấm bánh bóc trần
-
Của anh anh mang của nàng nàng xách
Của anh anh mang
Của nàng nàng xách -
Nhà giàu yêu kẻ thật thà
Nhà giàu yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần -
Thật thà như đếm
Thật thà như đếm
-
Những người tính nết thật thà
Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng -
Thương anh ăn nói thiệt thà
-
Tiếng đồn anh thật anh thà
-
Thật thà là cha dại dột
Thật thà là cha dại dột
-
Tiền trao cháo múc
Tiền trao cháo múc
Không tiền cháo trút trở ra
Tin nhau buôn bán cùng nhau
Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời
Thay gì lừa đảo kiếm lời
Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang
Theo chi những thói gian tham
Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau
Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật giàu sau mới bền. -
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà -
Khôn ngoan chẳng lại thật thà
-
Em là gái út nhất nhà
Chú thích
-
- Thiệt thà
- Thật thà (thổ ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lường
- Đo lường.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Tráo
- Đổi vật nọ vào vật kìa để lừa dối người ta.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Hoa quế
- Còn gọi là mộc tê, hoa mộc, quế hoa, cửu lý hương, một loài cây bụi nhỏ thuộc họ Nhài, xanh quanh năm, thường được trồng làm cảnh. Hoa, quả và rễ cây còn được dùng làm vị thuốc Đông y chữa loét miệng, đau răng hay làm đẹp v.v.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.