Cái nồi ngồi trên cái rế
Hỏi bạn rày để chế cho ai
Để chế cho ai xẻ hai mình nửa
Để chế người tình thổi lửa đốt đi
Những bài ca dao - tục ngữ về "tang chế":
-
-
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Trong ba người ấy chết thì không tang -
Trèo đèo bẻ lá đề thơ
-
Em để chế cho ai, xé hai cho tôi phân nửa
Em để chế cho ai, xé hai cho tôi phân nửa
Em để chế cho chồng, chất lửa đốt đi. -
Em để chế cho ai, mà tóc mai em rành rạnh
-
Phụ mẫu em già, anh đi một cặp đòn rồng
-
Tay mang khăn chế áo thùng,
-
Một mai bóng xế cội tùng
-
Láng giềng còn để ba ngày
-
Khăn trắng còn để trên đầu
– Khăn trắng còn để trên đầu
Vội gì nghiêng nón mở trầu ai ăn
– Khăn trắng rồi khăn lại thâm
Bạc vàng dễ kiếm, bạn tri âm khó tìm.Dị bản
Khăn trắng em đang trên đầu
Mà em nghiêng nón mở trầu ai ăn
– Khăn trắng rồi khăn lại thâm
Bạc vàng dễ kiếm, bạn tri âm khó tìm.
-
Ba năm tang khó mãn rồi
-
Tang cha chế mẹ làm sao
-
Tiếc cây nứa tốt có sâu
Tiếc cây nứa tốt có sâu
Tiếc người lịch sự trên đầu có tang
Tang chồng thì bỏ tang đi
Tang cha tang mẹ ta thì tang chung
– Tang cha tang mẹ trên đầu
Lẽ nào em dám bán sầu mua vuiDị bản
-
Ai ơi đợi mấy tôi cùng
-
Gió đưa bụi trúc ngã quì
-
Ba năm tang chế mãn nguyền
Ba năm tang chế mãn nguyền,
Đầu dơ em gội, chuỗi chuyền em đeo. -
Cô kia khăn trắng tang ai?
– Cô kia khăn trắng tang ai?
– Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng
– Tang chồng thì vứt khăn đi
Tang cha, tang mẹ, ta thì tang chung. -
Nhà ai xay lúa ầm ầm
Nhà ai xay lúa ầm ầm
Cho xin nắm trấu về hầm bà gia
Bà gia mới chết hôm qua
Trong chay, ngoài bội tốn ba mươi đồng
Không khóc thì tội bụng chồng,
Khóc thì lạt lẽo như dưa hồng mắc mưa
Ớ chị em ơi, cho tôi xin tí nước mắt thừa
Tôi về tôi khóc tiễn đưa bà mẹ chồng
Khóc rồi, tôi đổ xuống sông
Cá mương, cá diếc, cá hồng ních no!
Chú thích
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Để chế
- Để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Lục Rế.
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Rành rạnh
- Rõ ràng một cách chắc chắn, không thể nào sai được.
Cổ kì oai ấy còn rành rạnh
Cung điểu ca đâu khéo tỏ tường
(Vịnh Hàn Tín - Lê Thánh Tông)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đòn rồng
- Hai cây đòn to nằm cặp hông dọc theo chiếc xe tang, đầu trước chạm hình đầu rồng, đầu sau chạm hình đuôi rồng.
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Khăn tang
- Cũng gọi là khăn chế, loại khăn trắng quấn đầu khi để tang.
-
- Áo thùng
- Áo rộng mặc ngoài áo trảm thôi (áo bằng vải xô, không viền gấu, không cài khuy, chỉ buộc dải, mặc khi để tang cha mẹ).
-
- Bóng xế cội tùng
- Hình ảnh ẩn dụ, chỉ việc cha mẹ qua đời.
-
- Mũ rơm
- Mũ làm bằng rơm, dùng để quấn đầu khi để tang cho cha mẹ. Ngày nay ít còn thấy tục lệ này.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Âm hao
- Tin tức. Như âm háo 音耗 tăm hơi. Ta quen đọc là âm hao (từ điển Thiều Chửu).
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
Dịch thơ:
Xa cách các em tin tức bặt
Bình yên mấy chữ thấy đâu mà.
(Sơn cư mạn hứng - Nguyễn Du, người dịch: Nguyễn Thạch Giang)
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Chường
- Cố ý để lộ ra trước mọi người cho ai cũng thấy, tuy đáng lẽ nên ẩn đi, giấu đi (phương ngữ).
-
- Mấy
- Với (phương ngữ Bắc trung Bộ).
-
- Vàng
- Vàng mã để đốt cho người đã khuất.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Trực tiết
- Cái đốt cây tre thẳng (từ Hán Việt). Nghĩa bóng chỉ lòng ngay thẳng.
-
- Trấu
- Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.
-
- Hầm
- Nấu chín kĩ. Ở miền Bắc, những món hầm được gọi là món ninh.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Trong chay ngoài bội
- Những đám lễ lớn, bên trong làm cỗ chay, bên ngoài dựng rạp mời đoàn hát bội. Cụm từ "trong chay ngoài bội" chỉ những cảnh bận bịu rộn ràng.
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Cá mương
- Một loại cá sông, thân dài khoảng 10 đến 15 cm, có vảy màu trắng bạc, to bằng ngón tay trỏ người lớn. Cá mương sống và di chuyển thành từng đàn, thường được đánh bắt để làm các món nướng, canh chua...
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Cá hồng
- Loài cá có thân bầu dục dài dẹt, thân cá có màu hồng, viền lưng cong đều, viền bụng tương đối thẳng. Đầu cá lõm, mõm dài và nhọn, vây lưng dài, có gai cứng khỏe. Đa số các giống cá hồng sống ở biển, trừ một số ít loài sống trong môi trường nước ngọt.