Gió đùng đùng mưa rung lá hẹ
Cảm thương người có mẹ không cha
Những bài ca dao - tục ngữ về "mưa gió":
-
-
Đêm qua gió bấc mưa dầm
Dị bản
Đêm qua gió bấc mưa dầm
Đèn lầm với bóng, bóng lầm với anh
-
Bấy lâu đông liễu tây đào
-
Mạ non mà cấy đất biền
-
Trời mưa gió rét kìn kìn
-
Mưa sa lác đác gió táp lạnh lùng
-
Mưa đêm gió lạnh bên ngoài
-
Năm nay mưa gió dồi dào
-
Đêm âm u trăng sao không tỏ
Đêm âm u trăng sao không tỏ
Ấy là điềm mưa gió tới nơi
Đêm nào sao sáng rực trời
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày
Những ai chăm lo cấy cày
Điềm trời coi đó, liệu xoay việc làmDị bản
-
Làm thơ mà gửi cho mưa
Làm thơ mà gửi cho mưa
Mưa đưa cho gió, gió đưa cho chàngDị bản
-
Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Đôi ta chồng vợ, ai dỗ dành đừng xiêu -
Mưa xuân lác đác vườn đào
Mưa xuân lác đác vườn đào
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa
Ai làm gió táp mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn -
Nửa đêm sao sáng mây cao
Nửa đêm sao sáng mây cao,
Điềm trời nắng gắt, nắng gào chẳng sai
Ruộng khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu -
Trời mưa trời gió đùng đùng
Trời mưa trời gió đùng đùng
Cha con ông Nùng đi gánh phân trâu
Gánh về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng càDị bản
Chú thích
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Đông liễu tây đào
- Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
-
- Đất biền
- Vùng đất ven sông, ngập nước khi thủy triều lên.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Trời tang
- Trời u ám.
-
- Xe nước
- Công cụ làm bằng tre, có hình chiếc bánh xe, dùng để lấy nước tưới cho đồng ruộng. Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do Nguyễn Trường Tộ vẽ lại mang về áp dụng từ nửa cuối thế kỉ 19.
-
- Ang
- Dụng cụ để đong, đo thóc lúa, bằng gỗ, khối vuông, có nơi đan ang bằng nan tre. Dụng cụ đo gạo của người Việt rất đa dạng, tùy vùng, tùy thời và theo từng thể tích mà người ta dùng các dụng cụ khác nhau như cái giạ, cái vuông, cái yến, cái đấu, cái thưng, cái cảo, cái bơ, cái ô, cái lương, cái lon sữa bò... để đo gạo. Một ang bằng 22 lon gạo.