Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ở mướn
Muốn cho sung sướng
Sanh tật quáng gà
Đi thì đầu ngả tới ngả lui
Thân tôi ăn cơm muối mặn
Ăn rồi uống hai tô chẵn chọt
Đầu đội nón chút
Vai vác cuốc cùn
Mần giùm mong cho mau tối
Tối về ăn ba hột cơm
Đầu hôm còn lao xao
Khuya lại vắng hoe
Chủ kêu làm bộ không nghe
Ngủ thêm chút nữa
Những bài ca dao - tục ngữ về "làm mướn":
-
-
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván, chạm chữ bộ vàng
Thân anh đi làm mướn mà bịt cái răng vàng thiệt khó coi không -
Xúc tro đổi cốm kiếm lời
-
Anh trèo lên cây táo
-
Trời ơi, có thấu tình chăng
Trời ơi, có thấu tình chăng
Tôi đi làm mướn tàn trăng mới về
Gặp phải đứa ác mới ghê
Tôi làm nó chẳng có hề tính công
Một tháng trả được mấy đồng
Không đủ nấu cháo cho chồng con ăn
Nó vắt chày ra nước ròng ròng
Miếng ăn cất kĩ, chớ hòng mon men
Hứng tay dưới, vắt tay trên
Rán sành ra mỡ, bon chen từng đồng -
Nón anh quai xanh quai đỏ, đồ bỏ mái hè
-
Em ơi ở lại đừng phiền
Em ơi ở lại đừng phiền,
Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em -
Cây cao bóng ngả tứ phương
Cây cao bóng ngả tứ phương
Chiều người lấy việc, có thương chi người -
Từ rày tôi cạch đến già
-
Cày thuê cuốc mướn
Cày thuê cuốc mướn
-
Bớt đồng thì bớt cù lao
-
Trả ta đủ gạo đủ tiền
-
Ở đây đất đỏ mây vàng
Ở đây đất đỏ mây vàng
Em đi làm mướn gặp chàng làm thuê
Yêu nhau ta đưa nhau về
Làm mướn là vợ làm thuê là chồng
Chú thích
-
- Quáng gà
- (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Táo
- Loại cây thân gỗ, tán rộng, lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới có lông. Hoa táo nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành cụm ở nách lá. Quả có hình trứng, vỏ trơn, thịt quả màu trắng, giòn, khi chín thì xốp và có vị ngọt, chứa một hạt cứng. Quả táo để ăn tươi, ngâm rượu, ngâm nước uống, làm mứt. Lá, quả và nhân hạt táo dùng làm thuốc chữa một số bệnh.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Cam lộ
- Cũng gọi là cam lồ. Theo nghĩa đen, cam nghĩa là ngọt, lộ là sương, nên "cam lộ" nghĩa là giọt sương ngọt. Theo nghĩa rộng, cam lộ là một thứ rượu ngon ngọt. Trong Phật giáo, cam lộ là thứ nước thơm tho, linh diệu, làm đồ uống của các vị tiên phật, hễ rưới lên mình ai là người đó hết bệnh tật, thậm chí sống lại.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ruộng quan điền
- Ruộng công dưới thời Lê sơ, để phân biệt với ruộng tư là ruộng nằm trong tay các quý tộc, quan lại và địa chủ chiếm hữu.
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.
-
- Hàng sông
- Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.