Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Những bài ca dao - tục ngữ về "khôn":
-
-
Hết khôn dồn ra dại
Hết khôn dồn ra dại
-
Làm tớ người khôn hơn làm thầy thằng dại
Làm tớ người khôn hơn làm thầy thằng dại
-
Khôn nhà dại chợ
Khôn nhà dại chợ
-
Chồng khôn vợ đặng đi giày
Dị bản
Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được có ngày cậy trôngChồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trôngChồng sang vợ được đi giày
Vợ sang chồng phải ăn mày có khi
-
Cha nó lú có chú nó khôn
Dị bản
Nó lú có chú nó khôn
-
Cả giận mất khôn
-
Khôn cậy, khéo nhờ
Khôn cậy, khéo nhờ
-
Người khôn nói tiếng nửa chừng
-
Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
-
Cá tươi thì xem lấy mang
Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơnDị bản
Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
-
Chim khôn thì khôn cả lông
Chim khôn thì khôn cả lông
Khôn cả cái lồng, người xách cũng khôn
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lú
- Lú lẫn, ngu dại.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Nói nửa chừng
- Nói nửa vời, nói nước đôi.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.