Những bài ca dao - tục ngữ về "keo kiệt":
-
-
Lấy anh mà cậy mà nhờ
-
Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm
-
Mồm nhà điếu mượn thuốc đi xin
-
Của mình thì giữ bo bo
-
Nói thì như mây như gió
Nói thì như mây như gió
Cho thì lựa những vỏ cùng xơDị bản
Nói thì như mây như gió
Cho thì nhỏ giọt từng li
-
Đãi cứt gà lấy tấm
Đãi cứt gà lấy tấm
-
Thằng mô trốc mọc hai ngà
-
Niêu cơm cô bằng quả cà
-
Giàu chi anh gạo đổ vô ve
-
Rán sành ra mỡ
-
Vắt cổ chày ra nước
Vắt cổ chày ra nước
-
Uống nước không chừa cặn
Uống nước không chừa cặn
Dị bản
Uống nước cả cặn
Chú thích
-
- Chó đá
- Tượng đá tạc hình chó, thường đặt trước cổng nhà, đền chùa, hoặc đặt trên bệ thờ, cùng có mục đích là để cầu phúc, trừ tà. Đây là một phong tục đặc thù trong tín ngưỡng của người Việt.
-
- Đánh chó đá vãi cứt
- Chỉ hạng bủn xỉn, hà tiện quá đáng. Tương tự như câu "Vắt cổ chày ra nước."
-
- Làm tờ
- Làm giấy, làm đơn (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Thó
- Lấy lén, lấy trộm.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.