Những bài ca dao - tục ngữ về "đối nhân xử thế":
-
-
Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn
-
Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau
-
Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe
Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe -
Chọn mặt gửi vàng
Chọn mặt gửi vàng
-
Cây muốn lặng, gió chẳng dừng
Dị bản
Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
-
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đờiDị bản
Miếng ngon nhớ lâu
Đòn đau nhớ đời
-
Lời ngọt lọt đến xương
Lời ngọt lọt đến xương
Dị bản
Nói ngọt lọt đến xương
-
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
-
Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời
Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời
Chú thích
-
- Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người
- Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.
Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.
Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.
-
- Đa ngôn
- Nói nhiều lời, quá mức cần thiết.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Mực thước
- Nghĩa đen là dây mực và thước mà thợ mộc thường dùng để in đường thẳng. Nghĩa bóng là khuôn phép, chuẩn mực.
-
- Câu này lấy từ lời than của thầy Tử Lộ:
Mộc dục tịnh nhi phong bất đình
Tử dục dưỡng nhi thân bất tạiNghĩa là:
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống.