Buồng nhà trong mắc dở chăn tằm
Buồng nhà ngoài chứa khách, biết nằm nơi mô
Những bài ca dao - tục ngữ về "con tằm":
-
-
Bấy lâu vắng tiếng vắng tăm
-
Mẹ ơi đừng có âu sầu
-
Thương nhau chẳng lấy được nhau
Thương nhau chẳng lấy được nhau
Trở về đắp bãi trồng dâu nuôi tằm -
Em như hòn núi Ba Vì
-
Mấy lời hẹn ước từ xưa
Mấy lời hẹn ước từ xưa
Mất tơ nên phải đến vơ lấy tằm -
Năm canh trông bạn cả năm
-
Tơ tằm đã vấn thì vương
Tơ tằm đã vấn thì vương
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng -
Ra về đường rẽ chia tư
Ra về đường rẽ chia tư
Đạo chồng nghĩa vợ, ai trao thư chớ cầm
Đôi ta thật dạ đồng tâm
Như chim xây tổ, như tằm kéo tơDị bản
Ra về đàng rẽ chia tư
Ai trao vàng đừng lấy, ai trao thư đừng cầm
-
Vì tằm em phải chạy dâu
Vì tằm, em phải chạy dâu
Vì chồng, em phải qua cầu đắng cay -
Một ngàn năm, một vạn năm
-
Dâu non ngon miệng tằm
Dâu non ngon miệng tằm
-
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm chín đỏ, con dê mọc sừng
Mọc sừng thì mọc giữa lưng
Đừng mọc trên mắt nó sưng tù vù -
Mua nồi phải nhớ lấy vung
-
Vè loài vật
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua
Nghiến răng gọi mưa
Đúng là cụ cóc
Thích ngồi cắn chắt
Chuột nhắt, chuột đàn
Đan lưới dọc ngang
Anh em nhà nhện
Gọi kiểu tóc bện
Vợ chồng nhà sam … -
Một nong tằm là năm nong kén
-
Lợn đói một năm không bằng tằm đói một bữa
-
Mong sao anh biến ra tằm
Mong sao anh biến ra tằm
Em biến ra nống ta nằm chung chơi
Khi nào cho hợp hai nơi
Ghé tai nói nhỏ những lời thủy chung -
Tằm ơi say đắm nơi đâu
Tằm ơi say đắm nơi đâu
Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu không nhìn -
Tằm đâu mà leo cành dâu
Chú thích
-
- Mắc
- Bận làm một việc gì đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quay tơ, đánh ống
- Các công đoạn trong quá trình sản xuất lụa tơ tằm.
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kiếp
- Cuộc đời của một con người hay của một sinh vật, từ lúc sinh ra đến lúc chết đi.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Sam
- Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)