Những bài ca dao - tục ngữ về "chuồn chuồn":
-
-
Chuồn chuồn đậu ngọn roi cày
-
Chuồn chuồn có cánh thì bay
Chuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồnDị bản
Chuồn chuồn có cánh thì bay
Kẻo thằng ỏng bụng bắt mày đem chônChuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng kẻ trộm bắt mày đi tu
-
Chuồn chuồn bay thấp
Chuồn chuồn bay thấp
Nước ngập ruộng vườn
Nghe lời em nói càng thương
Anh về mua đất lập vườn cưới em.Dị bản
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em, anh muốn lập vườn cưới em.
-
Tay cầm tấm mía con dao
-
Nhác trông thấy núi bên kia
Nhác trông thấy núi bên kia
Có hòn đá tảng có bia lưu truyền
Nhác trông anh khóa có duyên
Má lúm đồng tiền, da trắng phau phau
Nhác trông anh khóa có màu
Răng đen nhưng nhức như màu hạt dưa
Hỏi rằng anh vợ con chưa?
Thấy anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Thấy anh cầm gióng mía con dao
Mía ngon, dao bén, tiện nào tiện hơn
Chuồn chuồn mắc búi tơ vương
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng -
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
-
Chuồn chuồn đậu ngọn tía tô
-
Nghĩa nhân mỏng dánh như cánh chuồn chuồn
-
Chuồn chuồn đậu ngọn dưa leo
-
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
-
Chuồn chuồn đậu ngọn mía mưng
Dị bản
Chuồn chuồn đậu ngọn cây gừng
Em đà có chốn anh đừng tới lui
-
Ai làm cho dạ em buồn
Ai làm cho dạ em buồn
Cho con bướm lụy, chuồn chuồn lụy theoDị bản
-
Bước sang tháng sáu giá chân
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn …
Chú thích
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Chim chích
- Tên chung của một họ chim có lông màu sáng, với phần trên có màu xanh lục hay xám và phần dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng thông thường có màu hạt dẻ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hát xạo
- Một dạng hát hò khoan ở Quảng Nam-Đà Nẵng, có nội dung dí dỏm, thông minh, sử dụng nhiều cách chơi chữ, nói lái, đố tục giảng thanh...
-
- Bối
- Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Khóa sinh
- Học trò đã đỗ khảo khóa (kỳ thi sát hạch ở địa phương) thời phong kiến.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Gióng
- Có nơi nói là lóng, là một khoảng giữa hai đốt của thân cây có đốt như tre hay mía.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Mỏng dánh
- Mỏng dính (phương ngữ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Chim sa cá lặn
- Từ chữ Hán trầm ngư lạc nhạn. Tây Thi thời Xuân Thu có vẻ đẹp làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống nước. Vẻ đẹp của Vương Chiêu Quân thời Tây Hán thì làm chim đang bay trên trời rơi xuống đất. Thành ngữ chim sa cá lặn vì thế chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Giá
- Lạnh buốt.
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.