Ai làm quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát quên sao trên trời
Những bài ca dao - tục ngữ về "cá":
-
-
Con cá vẩn vơ núp tại bóng cầu
-
Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng
Dị bản
Con cá lưỡi trâu vì đâu méo miệng
Con cá trèn bầu nhiều chuyện sứt môi
Video
-
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Sầu chi đến nỗi anh bận áo có khuy quên gài? -
Đôi ta như cá ở đìa
-
Nước trong, cá chẳng ăn mồi
Nước trong cá chẳng ăn mồi
Đừng câu mà mệt đừng ngồi mà trưaDị bản
Câu cá, cá chẳng ăn mồi
Đừng câu mà mệt đừng ngồi mà trưaNước trong cá chẳng cắn mồi
Càng câu càng mất, càng ngồi càng khuya
-
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
-
Ngồi buồn xe chỉ uốn cần
-
Lưới thưa mà bủa cá kìm
-
Cơm với cá như mạ với con
-
Song le sao khéo kén đôi
Dị bản
Khen ai ai khéo kén đôi
Chồng thì hàm ếch, vợ môi cá mè
-
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
Dị bản
Tôm chạng vạng, cá rạng đông
-
Ví dầu lịch vắn, lươn dài
-
Uổng công anh se nhợ uốn cần
Dị bản
-
Cá không ăn muối cá ươn
-
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Mẹ ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi đừng đánh con khờ,
Để con đan lờ bắt cá mẹ ănDị bản
Mẹ ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
– Bắt ốc ốc nhảy lên bờ
Hái rau rau héo, mẹ nhờ chi con?
-
Dây cà ra dây muống
Dây cà ra dây muống
-
Cá tươi thì xem lấy mang
Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơnDị bản
Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
-
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồi côi mẹ lót lá mà nằm -
Đốt than nướng cá cho vàng
Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi
Gặp khi có khách đến chơi
Mời cơm, mời rượu cho vui lòng chàng
Chú thích
-
- Khác thể
- Chẳng khác nào, giống như.
-
- Cá lưỡi trâu
- Một loài cá thuộc họ cá Bơn phổ biến ở nước ta. Thân cá dẹp, dài khoảng 30 cm , mặt lưng và mặt bụng có hai màu khác nhau rõ ràng. Hai mắt đều nằm trên lưng vì khi bơi thân cá nằm sấp uốn lượn như một dải lụa. Cá lưỡi sống ở vùng biển cạn gần bờ, thường nằm vùi mình trong cát biển hoặc nằm sát dưới cát. Tuy nhiên, cá lưỡi trâu cũng có thể sống ở gần cửa sông nước lợ cũng như vào sâu trong các sông nước ngọt.
-
- Cá trèn bầu
- Một loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt gặp nhiều ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Cá trèn bầu dài từ 9 đến 50 cm, thân hơi dẹp ngang, thịt ngon là loài có giá trị kinh tế cao.
-
- Trớt
- Trề ra.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cá lìm kìm
- Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá ngão
- Một loại cá thuộc chi cá chép, có điểm đặc trưng là mồm rất rộng. Thịt cá ngão rất thơm và ngọt, nhưng hơi nhiều xương.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá lịch
- Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Cưỡng
- Cãi lại, không chịu khuất phục (từ Hán Việt).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…