Thành ngữ / Tục ngữ

Chú thích

  1. Cốm
    Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Cốm

    Cốm

  2. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  3. Thủy
    Từ Hán Việt dùng chỉ cái đầu tiên, cái trước hết. Được dùng trong các từ "Khởi thủy", "Thủy tổ", ...
  4. Chung
    Từ Hán Việt dùng chỉ cái sau cùng, được dùng trong các từ "Chung cuộc", "Chung kết", ...
  5. Lệnh nhà chúa, búa nhà trời
    Phản ánh quyền hành của chúa Trịnh trong thời kì vua Lê - chúa Trịnh.
  6. Ngàn
    Rừng rậm.
  7. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  8. Bần Yên Nhân
    Gọi tắt là làng Bần, một địa danh nay là thị trấn huyện lị của huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Làng Bần nổi tiếng với tương Bần, loại tương đặc trưng của miền Bắc, được sản xuất từ thế kỉ 19.

    Tương Bần

    Tương Bần

  9. Phượng Mao
    Tên cũ là Phương Mao, nay là một xã thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  10. Thụ Phúc
    Tên cũ là Thụ Triền, là một xã cũ, trước đây thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  11. Đầu Bần, thân Mao, máu đào Thụ Phúc
    Nói về tướng nhà Lý là Đoàn Thượng bị quân của Trần Thủ Độ chém rụng đầu ở Bần Yên Nhân, còn phi ngựa đến Phượng Mao (có tài liệu cho là Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương) mới chắp đầu lại, cuối cùng đến Thụ Phúc mới trào máu ngã ngựa.
  12. Đồng cam cộng khổ
    Cùng hưởng ngọt (cam) chịu đắng (khổ) với nhau. Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu.
  13. Đồi Đùm
    Một ngọn đồi thuộc địa phận xã Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội . Tương truyền khi Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh nhau với Thủy Tinh, khi đi qua đây thì quai gánh bị đứt, đất đổ ra thành đồi.
  14. Đồi Vai
    Tên ngọn đồi cao nhất ở xã Kim Sơn, xưa kia thuộc tổng Bối Sơn huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội . Tương truyền ngày xưa Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh nhau với Thủy Tinh, đi ngang qua đây, trở vai gánh, để đất lọt xuống sọt mà thành đồi.
  15. Cật
    Toàn bộ phần phía sau lưng. Còn có nghĩa khác là quả thận, nhiều nơi còn gọi là bầu dục.
  16. Thiên Lôi
    Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
  17. Thịt nấu đông
    Món ăn truyền thống, phổ biến vào dịp Tết. Thành phần chủ yếu gồm thịt chân giò hoặc thịt gà, mộc nhĩ, nấm hương.

    Thịt nấu đông

    Thịt nấu đông

  18. Âu
    Lo âu. Đọc chạnh từ ưu.
  19. Bụng ỏng
    Bụng to phình, thường được dùng để gọi đùa người có thai.
  20. Kinh Bắc
    Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...

    Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họlễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  21. Thăng Long
    Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.

    Ai về xứ Bắc ta đi với
    Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
    Từ độ mang gươm đi mở cõi
    Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

    (Huỳnh Văn Nghệ)

    Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.

    Thăng Long - Kẻ Chợ qua nét vẽ của thương nhân người Hà Lan Samuel Baron (1865)

    Thăng Long - Kẻ Chợ qua nét vẽ của thương nhân người Hà Lan Samuel Baron (1865)

  22. Đường nguyên soái oái oái kêu cha
    Nói về con đường do tên Giốp, nguyên soái thực dân Pháp, bắt dân ta đắp năm 1922 để đi vào chiến lũy Ba Đình nhằm dựng lại toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hà Văn Mao (1886-1887). Tên này đã từng là đại úy công binh bị thương khi đánh vào Ba Đình. Lúc đã là nguyên soái, y trở lại Việt Nam và muốn tìm hiểu lại Ba Đình nên bắt dân đắp con đường này. Công việc đắp đường vô cùng cực nhọc, dân kêu ca oán thán.
  23. La Cầu
    Một làng nay thuộc xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  24. Ông làng La, bà làng Chảy
    Theo truyền thuyết, nàng Nương Nguyệt tài giỏi lấy chàng trai đất La Cầu. Khi thi văn, đấu võ khi nào nàng cũng nhường chồng. Người chồng lại tưởng vợ kém thua mình nên tự đắc. Đến khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng sĩ bốn phương tôn Nương Nguyệt làm tướng cầm quân chống giặc. Người chồng tự ái đòi thi đấu, nếu ai thắng thì người ấy được làm tướng. Nàng Nương Nguyệt biết chồng không thể đảm đương được việc lớn nên đã gạt tình riêng, quyết không nhường bước cho chồng như những lần trước. Tất nhiên là phần thắng thuộc về Nương Nguyệt. Tủi hổ chàng bỏ về quê không đi đánh giặc nữa, rồi chết và hóa thành con cá gáy. Nương Nguyệt sau khi thắng giặc về, biết tình cảnh của chồng ra nông nỗi ấy, lấy làm thương. Nàng khóc nước mắt chảy ngập cả đồng, tràn bốn phương nên làng mới có tên là làng Chảy. Sau Nương Nguyệt chết hóa thành con sáo, cứ xập xòe bay trên mặt nước tìm bóng chồng qua hình ảnh con cá gáy.
  25. Ba làng Chảy, bảy làng La
    Ba làng Chảy gồm Phúc Lâm,Thượng Thụy và Ước Lễ, bảy làng La gồm La Cả, La Dương, La Nội, La Giang, La Phù, La Khê và La Tinh. Những làng này cặp theo bờ sông Nhuệ, nay thuộc địa phận quận Hà Đông, Hà Nội, xưa kia nổi tiếng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
  26. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  27. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc