Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Đom ăn ra, tim la ăn vào
Dị bản
Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào
-
Ăn chè Nhà Bè
-
Giai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương
-
Ăn của chồng thì ngon, ăn của con thì nhục
Ăn của chồng thì ngon,
Ăn của con thì nhục -
Chó nhảy bàn độc
Dị bản
Chó ngồi bàn độc
-
Đen như mõm chó
Đen như mõm chó
-
Ngồi xó ró như chó tiền rưỡi
Dị bản
Ngoan như chó ba tiền rưỡi
Mặt như chó tiền rưỡi
-
Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
Dị bản
Nhất bạch, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
-
Quan trường khốn nạn giết bạn như chơi
-
Máu chảy đầu rơi
Máu chảy đầu rơi
-
Thẳng như kẻ chỉ
-
Nghèo thì cạp đất mà ăn
Nghèo thì cạp đất mà ăn
-
Tiền hô hậu ủng
-
Đầu hai thứ tóc
Đầu hai thứ tóc
-
Trai anh hùng vô duyên
-
Sừng chim nanh chuột
-
Số chó đòi
-
Hấp ha hấp háy như con hát nháy quan viên
-
Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
Chú thích
-
- Đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng
- Làm đám cưới phải chọn ngày lành tháng tốt, còn đi cày thì phải chọn hướng cay sao cho có được nhiều đường cày dài, trâu ít phải quay đầu, đồng nghĩa ít phải cuốc bờ, cuốc góc.
-
- Lòi dom
- Cũng nói là lòi đom, gọi tắt là dom hoặc đom, cách gọi dân gian của bệnh trĩ.
-
- Tim la
- Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
-
- Đom ăn ra, tim la ăn vào
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: [Đom] phát triển theo chiều hướng “ăn ra”, tức ngày càng lòi (lồi) ra ngoài hậu môn. Còn bệnh “tim la” [...] lại xâm nhập (chủ yếu qua đường tình dục, đường máu…) rồi ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng, không nhìn thấy được.
-
- Nhà Bè
- Tên một đoạn sông ngắn và cũng là tên một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đoạn sông Nhà Bè bắt đầu ở nơi giao nhau giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, chảy xuôi về phía Nam khoảng 12 km thì lại chia hai thành sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Xưa kia, tại khúc sông này, việc đi lại rất khó khăn, vì lòng sông rộng và nước chảy xiết. Ghe thuyền phải neo lại, đợi khi nào thuận lợi mới đi tiếp. Một phú hộ tên Võ Thủ Hoằng (thường gọi Thủ Huồn), nhằm chuộc lại tội lỗi trước đây, đã làm phước kết tre làm bè và cất nhà ở trên sông, chứa sẵn củi, gạo, nước ngọt để giúp khách đi đường thuỷ khỏi bị đói. Sau đó, nhiều người buôn bán cũng kết hàng chục chiếc bè, tạo thành chợ nổi trên sông. Vì vậy mới có địa danh Nhà Bè.
-
- Ăn chè Nhà Bè
- Cách nói dí dỏm chỉ các vụ ngoại tình, phổ biến ở miền Nam ngày trước. Câu thành ngữ ra đời từ một vụ ngoại tình có thật: năm 1956, nhạc sĩ Phạm Duy ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, cả hai bị bắt quả tang ở khu Nhà Bè, khi bị hỏi đang làm gì thì họ trả lời là đang ăn chè.
-
- Giai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương
- Hai thành phần côn đồ, đáo để ở Hà Nội thời Nguyễn. Nguyên Ngõ Trạm xưa là nơi đặt nhà trạm nhận công văn chuyển đi các tỉnh. Nhà trạm có một viên thừa dịch trông coi, dưới quyền là những lính trạm. Lính này phần lớn là những thành phần táo tợn, hung bạo, khi rỗi việc thường tụ tập bài bạc, hút xách, dần dà thành một hạng người được đặt tên là "trai Ngõ Trạm." Tạm Thương trước là một kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân. Ở đó có hạng phụ nữ chuyên nhận việc xúc thóc, đổ thóc, hay bày trò lường đong tráo đấu mưu lợi riêng. Do đó, đối địch được với "trai Ngõ Trạm" có lẽ chỉ có "gái Tạm Thương" vậy.
-
- Bàn độc
- Bàn thờ. Từ này vốn là bàn đọc, dần dần đọc trại ra thành bàn độc.
-
- Chó nhảy bàn độc
- “Vắng nhà hoặc cơn loạn-ly, trật-tự đảo-lộn, ai muốn làm chi thì làm” (Việt Nam tự điển). Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, câu này chỉ những kẻ bất tài vô dụng nhưng gặp vận may mà có được địa vị cao.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Ngồi xó ró như chó tiền rưỡi
- Ngồi khúm núm.
-
- Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
- Kinh nghiệm dân gian về cách chọn chó tốt dựa vào màu lông.
-
- Quan trường
- Chốn làm quan, giới quan lại.
-
- Dây nảy mực
- Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
-
- Tiền hô hậu ủng
- Phía trước (tiền) đề xướng, hô hào (hô), phía sau (hậu) hưởng ứng, ủng hộ (ủng). Chỉ việc người đề xướng được nhất tề ủng hộ, hoặc (nghĩa cũ) mô tả cảnh vua quan đi có quân lính theo sau hộ tống.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Sừng chim nanh chuột
- Từ một câu trong Kinh Thi Thử nha tước giốc (Nanh chuột, sừng chim sẻ), ý nói chuột không có nanh vẫn cắn thủng vách nhà, chim sẻ không sừng mà đục thủng được mái nhà.
-
- Đòi
- Đuổi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Số chó đòi
- Chó đã bám đuổi được con mồi thì đuổi bắt cho kì được. Người được ví mắc phải số chó đòi là người liên tục gặp vận rủi, cuộc đời long đong lận đận.
-
- Con hát
- Cách gọi miệt thị những người làm nghề xướng hát ngày xưa.
"Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Phong tục Việt Nam – Toan Ánh)
-
- Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
- Người làm công, giúp việc thường vì miếng cơm manh áo mà chịu nhẫn nhịn chứ không phải vì sợ oai chủ.