Giường bốn thước hai,
Quan tài bốn thước bảy
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Sinh dữ, tử lành
-
Một con một của chẳng ai từ
Một con một của chẳng ai từ
-
Bờ xôi ruộng mật
-
Nhứt lưỡi nhì râu tam đầu tứ củ
Nhứt lưỡi, nhì râu, tam đầu, tứ củ
-
Chổi Vĩnh Trường, bánh cuốn Kênh, tương Tức Mặc, rau muống Thượng Lỗi
-
Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
-
Lắm quan xã Hạ, lắm vạ xã Trung, lắm anh hùng xã Thượng
-
Rượu Đông Cường, đường xã Trung
-
Văn quan phủ, phú quan Nghè, kinh nghĩa chỉ huy, thì quan Hoàng giáp
-
Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
-
Giàu Phương Để, phong thế Trí An
-
Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
-
Đàn bà Thượng Nông, đàn ông Cổ Chử
-
Lẫm vàng chùa Cóc, lẫm thóc Đô Quan
-
Hay đan trại Cối, múa rối làng Tè, rè rè Liên Tỉnh
-
Đói sang Bắc, chạy giặc về Nam
Đói sang Bắc, chạy giặc về Nam
-
Mộc tượng xã Trung, tài phùng xã Thượng, nề tượng Phương Đê
-
Làng Vân lò rèn, làng Sen go khổ
Video
-
Đông: cồn Quay, cồn Bẹ, Tây: núi Lẹ, Thần Phù
Chú thích
-
- Sinh dữ, tử lành
- Quan niệm dân gian cho việc nằm mơ thấy chết chóc là điềm lành, thấy việc sinh nở là điềm dữ.
-
- Bờ xôi ruộng mật
- Ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu.
-
- Vĩnh Trường
- Địa danh xưa là một xã thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
-
- Bánh cuốn
- Loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (bánh không có nhân ở miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm, khi ăn thường kèm thêm giò, chả lụa, hay chả quế. Bánh cuốn Thanh Trì có lẽ là nổi tiếng nhất, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước.
-
- Tức Mặc
- Tên một làng xưa thuộc tổng Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi phát tích nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, hiện nay vẫn còn các di tích từ thời nhà Trần như đền Trần và chùa Phổ Minh. Hằng năm, làng Tức Mặc tổ chức hội đền Trần từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch.
-
- Thượng Lỗi
- Địa danh xưa thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ lắm cai như rạ ở đất Tứ Trùng, đỗ nhất trường người xã Trung nhiều như sung Giáp Nhị. Các địa danh Quần Phương hạ, Quần Phương trung, Tứ Trùng, Giáp Nhị đều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.
-
- Lắm quan xã Hạ, lắm vạ xã Trung, lắm anh hùng xã Thượng
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ (Quần Phương hạ, thuộc Hải Hậu, Nam Định ngày nay) có mấy vị quan thi đỗ, xã Thượng có lắm cường hào, còn xã Trung thì hay bới móc vu cáo kiện tụng nhau sinh ra lắm tai vạ do quan sở tại sách nhiễu.
-
- Đông Cường
- Tên một thôn thuộc xã Quần Phương hạ, nay thuộc thị trấn Yên Định, tỉnh Nam Định. Tại đây có nhà thờ Đông Cường, một nhà thờ gỗ hoàn toàn không dùng đinh.
-
- Rượu Đông Cường, đường xã Trung
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Ở Đông Cường (thuộc Hải Hậu, Nam Định ngày nay) có tục bán rượu giả dối, lúc nếm rất ngon, nhưng mang về thì nhạt như nước lã. Xã Trung (Quần Phương trung) đường xá bùn lầy nhớp nháp chẳng ai muốn đến.
-
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Quan Tri huyện Phạm Công Thái có văn tài, quan nghè Bái Dương Ngô Thế Vinh có nhiều bài phú rất hay, thời ấy thơ văn bác học, lời lẽ sâu sắc thì ai cũng suy tôn Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị." Phạm Công Thái, Ngô Thế Vinh, và Phạm Văn Nghị đều là người tỉnh Nam Định.
-
- Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Tại xứ Hậu Đồng xã Trí An có cái ao Láng có giống cá cua ăn rất thơm ngon.
-
- Phương Để
- Một xã nay thuộc địa phận xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
-
- Trí An
- Một xã nay là thôn Trí An thuộc xã Nam Hoa, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Đồng Sòng thuộc xã Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định — Ca dao Mẹ), đất cao lại chua, tương truyền sư Không Lộ ăn cá đổ dấm thừa ra đó, năm nào có nhiều mưa cày cấy được, thì mới có thóc thu hoạch nên mới có câu này.
-
- Thượng Nông
- Tên một làng nay là thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ở đây có Cầu ngói chợ Thượng, được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2012.
-
- Cổ Chử
- Một làng nay là thôn Cổ Chử, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Đàn bà Thượng Nông, đàn ông Cổ Chử
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Nói hai nơi này ăn nói khoe khoang dối trá không thể tin được."
-
- Lẫm
- Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
-
- Chùa Cóc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Cóc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đô Quan
- Xưa tên là Quán Đổ, nay là thôn Đô Quan thuộc xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định . Ở đây có đình Đô Quan thờ Trần Nhân Trứ, một danh tướng thời nhà Trần.
-
- Lẫm thóc Đô Quan: Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Tương truyền xưa có ông quan Thân vệ Trần Nhân Trứ ở Đô Quan Vọng Doanh đánh cờ với Trần Ích Tắc, ích Tắc thua cờ gán đất đồng Mía, đồng Cà, đồng Cồn cho Nhân Trứ, nên đất tuy thuộc Tân Chân mà do người phường Quán Đổ (sau mới đổi ra Đô Quan) quản lý."
-
- Trại Cối
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trại Cối, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Làng Tè
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Làng Tè, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Liên Tỉnh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Liên Tỉnh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mộc tượng
- (Nghề) Làm tượng gỗ.
-
- Tài phùng
- (Nghề) Cắt may quần áo.
-
- Vân Chàng
- Một làng nay thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng có nghề rèn truyền thống từ thời nhà Lý (có tài liệu nói là nhà Trần).
-
- Làng Sen
- Một làng nay thuộc Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định.
-
- Thần Phù
- Còn có tên Càn môn (cửa Càn Phù), Thần Đầu, Tiểu Khang. Xưa là cửa biển có tầm chiến lược để thuyền bè từ Bắc tiến vào Nam, thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn một phần bị tách về tỉnh Thanh Hóa. Nay chỉ còn là vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ đã lùi sâu trong đất liền hơn 10 km, hiện thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Địa danh này gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử, hiện còn lưu nhiều cổ tích như đền thờ Áp Lãng Chân Nhân, đình làng Phù Sa thờ Triệu Việt Vương, bia đá cửa Thần Phù...