Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Nhà ngói, cây mít
    Nhà lợp ngói thì bền, ít phải sửa chữa, cây mít thì trồng một lần được ăn quả nhiều lần. Chỉ nhà giàu có, có cơ sở vững chắc.
  2. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  3. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao
    Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  4. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  5. Cá bớp
    Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  6. Bống có gan bống, bớp có gan bớp
    Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  7. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  8. Cá rô rạch ngược
    Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  9. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  10. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  11. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  12. Tháng ba thì giá vải rẻ, mua về bán sẽ dễ có lời.
  13. Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
    Bốn người được cho là giàu nhất Sài Gòn (cũng như cả Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương) vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20:

    - Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
    - Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
    - Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
    - Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.

    Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).

  14. Mồ côi.
  15. Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
    “Người nghèo khổ thì phải nhịn không dám cãi lại người ta vì mình không có tiền; trẻ mồ côi thì phải nhịn, không dám tranh lấy phải mà đành phải chịu rằng mình trái lẽ, vì không có thế lực.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
  16. Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
    Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
  17. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  19. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  20. Nhà quăng dùi đục không mắc
    Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.