Cha mẹ không thương anh, em đây miệng bẩm chân quỳ
Em lựa lời năn nỉ vân vi
Rồi thương em chừng mô thì thương anh chừng nấy
Nỏ can chi mà anh phiền
Toàn bộ nội dung
-
-
Anh đi mô mà trợn trạo, trợn trạc
-
Thầy mẹ đánh thiếp đàng trước, thiếp chạy ngõ sau
-
Một là em bỏ đi xa
Một là em bỏ đi xa
Hai là em chết, ba là lấy anh -
Cha Mẹ đập em chín chục, một trăm roi
Cha Mẹ đập em chín chục, một trăm roi
Đều vô một chỗ, máu đổ bầm da
Em ơi, đừng khóc, đừng có la
Rồi ta tìm nơi mô vắng vẻ
Để ta bóp với thoa lần lầnDị bản
Cha mẹ đập một trăm roi trùng vô một lộ
Máu đỏ bầm da
Em ơi em đừng khóc đừng la
Tìm nơi mô vắng vẻ, rồi ta bóp ta thoa lần lần
-
Tưởng là cha mẹ đập một vài ba roi
Tưởng là cha mẹ đập một vài ba roi
Ai ngờ đập đến chín chục một trăm roi
Em bò lăn bò lóc, em khóc đứng khóc ngồi
Dù bầm lưng máu chảy vẫn trọn đời theo anh -
Thương nhau chẳng lấy được nhau
-
Thương ai em nói khi đầu
-
Trèo lên Rú Bụt, trụt xuống Khe Giao
-
Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ
-
Được cãi cùng, thua cãi cố
-
Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
-
Thôi thôi từ giã bạn vàng
-
Đồn rằng chàng đọc Kinh Thi
-
Nghe chàng đọc sách Kinh Thi
Nghe chàng đọc sách Kinh Thi
Con cá nằm dưới cỏ cá chi rứa chàng?
– Anh đây chẳng đọc sách Kinh Thi
Cá nằm dưới cỏ anh nghi con cá tràuDị bản
-
Thẹn thùng đường cửi đi về
-
Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về chợ hãy còn đông
-
Chữ chi anh chôn dưới đất
Chữ chi anh chôn dưới đất
Chữ chi anh cất trên đầu
Chữ chi anh mang không nổi
Chữ chi gió thổi không bay
Anh mà giải được, thiếp trao tay lạng vàng.
– Chữ hoàng thiên anh chôn dưới đất
Chữ phụ mẫu anh cất trên đầu
Chữ đá vàng anh mang không nổi
Chữ duyên tình gió thổi không bay
Em trao chi cho anh thỏa dạ, chứ trao tay lạng vàng anh nỏ thiết mô -
Đến đây hỏi khách nhà nông
-
Cầm vàng mà lội qua rào
Cầm vàng mà lội qua rào
Vàng rơi không tiếc, tiếc bộ má đào của em
Chú thích
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nỏ can chi
- Không can hệ gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trúc
- Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Há dễ
- Không dễ dàng gì (từ cổ).
Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Núi Bụt Mọc
- Cũng gọi là rú (núi) Bụt, tên chữ là Tiên Tích Sơn, một ngọn núi nằm trên địa bàn 3 xã Gia Hanh, Phú Lộc, Thường Nga, thuộc địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Lưng núi có tảng đá giống hình người, có vết lõm của bàn chân khổng lồ gọi là Tiên Tích. Trên núi có chùa Bụt Sơn nổi tiếng.
-
- Trụt
- Tụt (phương ngữ).
-
- Khe Giao
- Một làng nay thuộc xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ
- Rượu “cheo” là rượu nộp cho làng về việc cưới xin, kẻ được dự phần uống không mất tiền; “cháo thí” là cháo bố thí, “nghe hát nhờ” không mất vé. Cũng ăn uống, chơi bời nhưng là lợi dụng để không phải bỏ ra đồng nào (theo Hoàng Tuấn Công).
-
- Được cãi cùng, thua cãi cố
- Tâm lí chung trong các cuộc tranh luận: Bên nắm được lí lẽ, phần thắng thì muốn làm cho tới nơi; phía đuối lí, ở vào thế thua, biết mình sai, mình thua nhưng vẫn bảo thủ, cố cãi cho bằng được (theo Hoàng Tuấn Công).
-
- Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
- Cũng với giá trị đồng tiền đó, nhưng được xem là rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng được mua.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Sông Vịnh
- Cũng gọi là sông Cửa Khẩu, tên một đoạn sông nhỏ ở Hà Tĩnh do sông Kinh từ phía Bắc, sông Trí từ phía Tây và sông Quyền từ phía Nam tạo thành. Sông dài khoảng 10 km, nay thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Mạnh Tử
- Một nhà triết học Trung Quốc vào thời Chiến Quốc. Ông tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh năm 372 TCN vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ. Ông là học trò xuất sắc Khổng Tử, và được đời sau xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo, được tôn là Á thánh (chỉ sau Khổng Tử).
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Đông phòng
- Căn phòng ở hướng đông.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Hoàng thiên
- Trời vàng (từ Hán Việt). Gọi vậy vì mặt trời có màu vàng.
Hoàng thiên hậu thổ soi xét lòng này. Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cùng giết.
(Tam Quốc diễn nghĩa, Phan Kế Bính dịch)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Nỏ thiết mô
- Không ham đâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).