Toàn bộ nội dung
-
-
Nghèo rớt mùng tơi
-
Nằm gai nếm mật
-
Đánh trống bỏ dùi
-
Cả vú lấp miệng em
-
Trên trời có ông sao Thần
-
Chết chôn Nhà Gia
-
Trứng rồng mới nở ra rồng
-
Mèo già ăn trộm
Mèo già ăn trộm
Mèo ốm phải đòn
Mèo con phải vạ
Con quạ đứt đuôi
Con ruồi đứt cánh
Đòn gánh có mấu
Củ ấu có sừng
Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách
Thợ ngạch có dao
Thợ rào có búa … -
Con cò bay lả bay la
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Suốt mình trắng nõn như bông
Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông trên đầu
Hỏi cò vội vã đi đâu
Xung quanh mặt nước một màu bao la
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi … -
Cốc cốc keng keng
Cốc cốc, keng keng
Bà Rèn đi chợ
Bà Rớ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có gạc
Thợ giác có bầu
Hàng trầu hàng cau là hàng chồm hổmDị bản
Cốc cốc, keng keng
Mụ rèn đi chợ
Mụ vợ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt về nuôi
Con ruồi có cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có gạc
Thợ giác có bầu
Hàng trầu hàng cau là hàng chồm hổmMụ sên đi chợ
Mụ rổ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Bánh chưng thì ngọt
Roi mót thì đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng ông Bổn.
-
Ví dầu cá lóc nấu canh
Dị bản
Ví dầu con cá nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
-
Ai bảo thương mà anh không nói
-
Ví dầu nhà dột cột xiêu
Ví dầu nhà dột cột xiêu,
Muốn đi lấy vợ sợ nhiều miệng ănDị bản
-
Ví dầu cậu giận mợ hờn
Ví dầu cậu giận mợ hờn,
Cháu theo cùng cậu kéo đờn cậu nghe -
Ví dầu, ví dẩu, ví dâu
-
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đờiDị bản
Video
-
Mèo lành ai nỡ cắt tai
Mèo lành ai nỡ cắt tai,
Gái hư chồng bỏ khoe tài làm chiDị bản
-
Bậu nói với qua bậu không lang chạ
-
Bậu có chồng như cá vô lờ
Chú thích
-
- Nồi da nấu thịt
- Có bản chép "nhồi" và biến nghĩa câu thành ngữ này theo hướng hình tượng hơn, trực tiếp hơn. Điển tích ghi lại cho thấy "nồi da nấu thịt" lại xuất phát từ chuyện thợ săn ngày xưa đi săn phải làm thịt thú ăn ngay giữa rừng. Vì không có nồi, họ thường lột da thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà hại lẫn nhau.
-
- Nghèo rớt mùng tơi
- Có hai cách hiểu về câu này. Theo cách phổ biến, mùng (mồng) tơi ở đây chỉ loại dây leo quấn, mập và nhớt, lá dày hình tim, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường.
Khi nấu canh mùng tơi, lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.
Theo cách giải thích thứ hai, mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất) - loại áo khoác dùng để che mưa nắng, thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau, rất quen thuộc trong các gia đình nông dân Việt Nam trước đây. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi chứng tỏ rất nghèo.
-
- Nằm gai nếm mật
- Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu Ngọa tân thưởng đảm, xuất phát từ một điển tích trong chiến tranh Ngô-Việt vào thời Xuân Thu của Trung Quốc. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục, kể cả việc phải nếm phân của Phù Sai. Khi được thả về, ông thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng nếm để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh lấy được Ngô.
-
- Đánh trống bỏ dùi
- Theo cách hiểu phổ biến nhất, "dùi" ở đây chỉ dùi đánh trống. Theo đó, câu này có nghĩa nói về tính vô ơn bạc nghĩa. Tuy nhiên, "dùi" còn là từ chỉ những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Đánh trống mà bỏ những "dùi" lẻ này thì người nghe không biết tiếng trống mang hiệu lệnh gì. Theo cách này, câu này lại chỉ về việc làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Cả vú lấp miệng em
- Cậy lớn lấn bé, cậy mạnh hiếp yếu.
-
- Thiên Hạt
- Tên dân gian là Thần Nông, còn gọi là chòm Bọ Cạp hoặc gọi tắt là sao Thần, một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của dải Ngân Hà. Nhà nông nước ta xưa kia xác định vụ lúa bằng cách quan sát biến đổi của chòm sao này.
-
- Liu điu
- Cũng gọi là thìu điu, một loài bò sát có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân.
-
- Mấu
- Phần trồi lên trên bề mặt của vật thành khối gồ nhỏ.
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Thợ rào
- Thợ rèn.
-
- Thợ giác
- Người làm nghề giác hơi (một cách chữa bệnh bằng cách dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các huyệt vị trên cơ thể. Tác dụng của nhiệt và sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh).
-
- Bầu
- Tức ống giác, là dụng cụ hình ống, bằng tre, trúc hay thủy tinh, sành sứ.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ví
- Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Cầu ván
- Cầu được lát bằng những tấm ván nằm ngang. Đây là một loại cầu rất thường gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, cùng với cầu khỉ, cầu dừa và cầu tre.
-
- Cầu khỉ
- Loại cầu đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Cầu rất đơn sơ, thường làm bằng thân tre (gọi là cầu tre), thân dừa (cầu dừa) hoặc cây gỗ tạp, bắt ngang qua kênh rạch. Cầu khỉ có thể có hoặc không có tay vịn, nhưng đều chỉ cho một người đi. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ. Một ý kiến khác lại cho rằng chính dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành là nguồn gốc của cái tên này.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Dầu chai
- Cũng gọi là dầu rái, làm từ nhựa cây dầu con rái (cây dầu chai). Nhựa cây dầu chai rất dính, không thấm nước và khi khô lại thì rất cứng nên nhân dân ta thường dùng để trét lên đáy ghe thuyền. Dầu chai sẽ lấp vào những kẽ ván thuyền và thấm vào gỗ ván thuyền, làm cho đáy thuyền trở nên không thấm nước và bảo vệ được gỗ thuyền khỏi bị ăn mòn do tác dụng của nước và muối.
Một trong những cách làm ghe thuyền khác rất phổ biến là "đan" thuyền bằng nan tre, sau đó trét (sơn, quét) lên một lớp dầu chai thật dày để thuyền không thấm nước. Thúng chai và thuyền nan là hai ví dụ của cách làm này.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.