Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư
Toàn bộ nội dung
-
-
Đàn ông nông nổi giếng khơi
-
Sông sâu còn có kẻ dò
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùngDị bản
Lòng sông lòng biển dễ dò
Ai từng bẻ thước mà đo lòng ngườiDò sông dò biển dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người
-
Màn treo, chiếu rách cũng treo
Dị bản
Bầu leo dây muống cũng leo
Hương xông nghi ngút, củi rều cũng xông
-
Làm lành muốn chúng biết danh
-
Đánh giặc mà đánh tay không
Đánh giặc mà đánh tay không
Thà về xó bếp giương cung bắn mèo -
Trăm năm bia đá thì mòn
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ -
Ở đâu mà chẳng biết ta?
Ở đâu mà chẳng biết ta?
Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi
Xưa kia ta ở trên trời
Đứt dây rớt xuống làm người trần gian -
Cái quạt mười tám cái nan
Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phết giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này.
Ước gì chung mẹ chung thầy,
Để em giữ cái quạt này làm thân!
Rồi ta chung gối, chung chăn,
Chung quần chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thời chung cái giường Tàu,
Dậy thời chung cả hộp trầu ống vôi.
Ăn cơm chung cả một nồi,
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa.
Chải đầu chung cả lược ngà,
Soi gương chung cả nhành hoa giắt đầu. -
Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trên nhúc nhích
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trên da thì dưới cũng da
-
Trắng như thủy tinh
-
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre
Chuông khánh còn chẳng ăn chè
Nữa là mảnh chĩnh rò rè ăn xôiDị bản
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh mảnh chai bờ rào
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Năm xưa anh ở trên trời
Năm xưa anh ở trên trời
Đứt dây rớt xuống làm người trần gian
Năm xưa anh vẫn đi hàn
Là nghề truyền kiếp tông đàng nhà ta
Anh hàn từ nồi bảy, nồi ba
Gặp cô mười tám đem ra anh cũng hàn
Cô này to lỗ, tốn than
Đồng đâu mà đổ cho giàn lỗ ni
Hết đồng anh lại pha chì
Anh hàn chín tháng, cô thì thụ thai
Sinh được thằng bé con trai
Về sau giống bố, gặp ai cũng hàn. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tôi cưới bà từ thuở mười lăm
Tôi cưới bà từ thuở mười lăm
Vợ chồng hủ hỉ ăn nằm với nhau
Nhớ hồi nào bà ốm bà đau
Tôi lo thang thuốc cho bà mau chóng lành
Bây giờ bà béo nước bà ngọt canh
Bà quên đi cái nghĩa ba sinh thuở nào
Tôi nói ra chẳng phải tính công lao
Tôi nuôi bà mập ú cặp nhũ bà tròn inh
Bây giờ bà bạc nghĩa bạc tình
Để tôi ngậm đắng cũng chịu đành vậy thôi
Gia tài chẳng có là bao
Chỉ có cái cối giã gạo của tôi với bà
Mai này lỡ có ra tòa
Bà rinh cái cối tôi na cái chày
Đêm về ngẫm nghĩ gác tay
Cái cối bà lạnh lẽo mới sang mượn cái chày của tôi. -
Bậu chê anh quân tử lỡ thì
-
Bốn bên thành lũy hiểm cao
-
Lý kéo chài
Gió lên rồi căng buồm cho sướng
Gác chèo lên ta nướng khô khoai
Nhậu cho tiêu hết mấy chai
Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèoVideo
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh đỏ liếm đít chị đen
Chú thích
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Giếng khơi
- Giếng sâu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Củi rều
- Củi từ cành cây nhỏ, cây vụn trôi trên sông.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thân
- Thân thiết, gần gũi.
-
- Giường Tàu
- Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
-
- Hộp trầu
- Hộp đựng trầu cau.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Dầu hồi
- Dầu ép từ quả hồi, dùng bôi tóc để dưỡng tóc.
-
- Nước hoa
- Nước nấu với hoa để gội đầu cho thơm.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Chúa Chổm
- Tên gọi dân gian của Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên thời Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Giai thoại kể rằng thuở nhỏ ông rất nghèo, thường phải đi vay mượn để sống qua ngày, vì vậy có thành ngữ "nợ như chúa Chổm." Xem thêm trên Wikipedia.
-
- Đồng đen
- Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
-
- Phèn chua
- Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.
-
- Khánh
- Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.
-
- Tông đường
- Tổ tông, dòng họ (từ Hán Việt). Ở miền Nam, từ này cũng được phát âm thành tông đàng.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Nhũ
- Vú (từ Hán Việt).
-
- Na
- Mang theo, vác theo (phương ngữ, khẩu ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tỉ
- So sánh, ví dụ, giống như.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khô khoai
- Khô cá khoai. Cá khoai, có nơi gọi là cá cháo, là một loại cá có nhiều ở các vùng biển Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, và nhất là Cà Mau. Cá dùng để nấu canh, nấu lẩu, hoặc làm cá khô.