Toàn bộ nội dung
-
-
Chín chú không lo bằng mụ o nhọn mồm
-
Của rẻ thật là của ôi
Của rẻ thật là của ôi,
Cưới phải dâu dại khổ tôi trăm đường -
Mẹ chồng là mẹ chồng tôi
-
Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết
Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết
Nàng dâu có nết nàng dâu chừa -
Bố chồng là lông chim phượng
Dị bản
-
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Sao anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa -
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Chính chuyên với mẹ nó hiền với trai
Mẹ ơi con mẹ hư rồi
Đừng cho trang điểm, phấn dồi uổng công. -
Mẹ ơi vãi chài xa xa
-
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Đầu gà má lợn đem đi cho người
Mẹ sinh con gái như tôi,
Đầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ ăn! -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mẹ ơi con ngứa nghề thay
-
Mẹ ơi con muốn lấy chồng
Mẹ ơi con muốn lấy chồng
Con ơi mẹ cũng một lòng như con!
Mẹ ơi con đã có thai
Con ơi, mẹ cũng được vài tháng nay!
Mẹ ơi, con đẻ hôm nay
Con ơi, mẹ cũng đẻ ngay bây giờ! -
Mẹ anh như mẹ người ta
Mẹ anh như mẹ người ta
Thì anh có cửa, có nhà từ lâu
Mẹ chồng đối với nàng dâu
Như mèo với chuột có thương nhau bao giờ. -
Lửa nhen mới bén duyên trầm
-
Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
-
Chân mình những lấm mê mê
-
Chặt đầu nối nghiệp tổ tông
-
Cây xanh có thật mà không
-
Người ta bán vạn buôn ngàn
Người ta bán vạn buôn ngàn,
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi.
Dám xin ai đó chớ cười,
Vì em làm giấy cho người chép thơ.Dị bản
-
Con đóng khố, bố cởi truồng
Chú thích
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bà cô bên chồng
- Em gái của chồng.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nhọn mồm
- Ác mồm ác miệng.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Tô tượng
- Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Lợn hạch
- Lợn đực nuôi để lấy giống, còn gọi là lợn dái, lợn nọc.
-
- Đách
- Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
-
- Lợn lang
- Lợn trên mình có những đốm đen-trắng. Miền Nam gọi giống lợn này là heo bông.
-
- Lợn sề
- Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.
-
- Vãi chài
- Động tác quăng chài bắt cá.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Ngứa nghề
- (Thô tục) hứng tình.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Nghiệt
- Ác nghiệt, nghiệt ngã.
-
- Đuốc
- Bó nứa hay tre, đầu được quấn giẻ tẩm chất cháy (như dầu, sáp...) để đốt sáng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.