Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút
Toàn bộ nội dung
-
-
Nước chảy xuôi thuyền anh trôi ngược
-
Nắng tháng ba chó già lè lưỡi
Nắng tháng ba chó già lè lưỡi
-
Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen
Dị bản
Dao năng liếc năng sắc
Người năng chào năng quen
-
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
-
Thương ai thương cả đường đi
Dị bản
Thương nhau thương cả dáng đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
-
Trời ơi! Trông xuống mà coi
-
Của trời trời lại lấy đi
Của trời trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời -
Con quạ ăn dưa, con cò phơi nắng
-
Hoài lời nói kẻ vô tri
-
Gỗ trắc đem lót ván cầu
-
Trách người một, trách ta mười
Trách người một, trách ta mười
Bởi ta bạc trước cho người tệ sau. -
Ông thánh còn có khi lầm
Ông thánh còn có khi lầm
Huống hồ bà lão tám nhăm tuổi đầuDị bản
Ông thánh còn có khi lầm
Huống chi con gái tám lăm tuổi đầu!
-
Nước trong khe suối chảy ra
-
Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
-
Nói người phải ngẫm đến ta
Nói người phải ngẫm đến ta
Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.
Nói người phải nghĩ đến thân
Thử sờ lên gáy xem gần hay xa -
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đờiDị bản
Miếng ngon nhớ lâu
Đòn đau nhớ đời
-
Lời ngọt lọt đến xương
Lời ngọt lọt đến xương
Dị bản
Nói ngọt lọt đến xương
-
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
-
Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời
Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời
Chú thích
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Dằn
- Đặt mạnh xuống.
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Liếc
- Miết đi miết lại lưỡi dao vào đá mài hoặc vật cứng để dao sắc hơn.
-
- Tông chi
- Các chi trong một họ nói chung.
-
- Cơ khổ
- Cơ (chữ Hán 飢) nghĩa là đói. Cơ khổ nghĩa là đói khổ, thường được dùng để than vãn.
-
- Hàm Nghi
- (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi là vị vua yêu nước, chủ trương chống Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger (thủ đô xứ Algérie), tại đây ông sống đến năm 1943 thì qua đời vì bệnh ung thư dạ dày.
-
- Đồng Khánh
- (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.
-
- Xằng
- Sai, bậy.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Hoài
- Uổng phí, mất đi một cách hoàn toàn vô ích do đem dùng vào việc không đáng hoặc không mang lại một kết quả nào cả.
-
- Vô tri
- Không hiểu biết
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Yến sào
- Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.