Thân ai khổ như thân con rùa,
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia,
Ngày đi cuốc bãi, tối về nằm suông.
Toàn bộ nội dung
-
-
Lời ong tiếng ve
Lời ong tiếng ve
-
Được lời như cởi tấm lòng
Được lời như cởi tấm lòng
-
Lời nói gió bay
Lời nói gió bay
-
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
-
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa
-
Sang hèn cũng ba tấc đất
Sang hèn cũng ba tấc đất
-
Tai vách mạch dừng
Dị bản
Tai vách mạch rừng
Dừng có mạch, vách có tai
-
Rau nào sâu nấy
Rau nào sâu nấy
-
Hay không lây hèn, sen không lây bùn
Hay không lây hèn
Sen không lây bùn -
Làm vua một làng hơn làm quan một nước
Làm vua một làng hơn làm quan một nước
-
Làm trai quyết chí tu thân
-
Sông dài được mấy đò ngang
-
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Khi thương thì anh thương vội
Khi sầu anh để lại cho em -
Cấy lúa, lúa trổ ra năn
-
Ngày nào trời nắng chang chang
-
Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Hoa thơm mất nhụy đi rồi,
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao. -
Lòng em muốn lấy thợ sơn
-
Ai ơi chớ lấy học trò
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Ngày thời cắp sách đi rong
Tối về lại giữ đèn chong một mìnhDị bản
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no đo giường
-
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Mua rau mới hái mua người đảm đang
Tiếc thay đồng tiền trinh mua vội mua vàng
Mua rau cuống héo, mua nàng ngẩn ngơ.Dị bản
Đồng tiền chinh mua vội mua vàng
Mua phải cá thối, mua nàng ngẩn ngơ
Chú thích
-
- Rùa đội bia
- Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Vì lẽ đó, rùa thường được tạc thành tượng đá để đội các văn bia, trên khắc tên các danh nhân văn hóa hoặc các văn bản có giá trị văn hóa - lịch sử.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Dừng
- Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.
-
- Hào
- Giỏi, tài trí hơn người.
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Năn
- Cũng viết là năng, còn gọi là mã thầy, một loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước. Phần củ ăn được, lá được dùng làm vị thuốc.
-
- Lộc
- Chồi lá non của cây. Vì chữ này đồng âm với "lộc" trong "phước lộc," "tài lộc," nghĩa là những điều tốt lành do trời ban cho, nên ở nước ta có phong tục hái lộc đầu năm để cầu may mắn, hạnh phúc cả năm.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Si
- Một loại cây gỗ lớn, tán rộng, cành lá xanh tốt, có rất nhiều rễ phụ. Lá cây si có thể dùng làm thuốc, quả ăn được nhưng rất chát. Cũng có những loại si nhỏ được trồng làm cây cảnh.
-
- Thợ kèn
- Người làm nghề thổi kèn cho các đám ma ngày xưa. Trước đây, nghề thợ kèn bị khinh rẻ, cho là mạt hạng.
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)