Bốn ông đập đất, một ông phất cờ,
Một ông vơ cỏ, một ông bỏ phân.
Toàn bộ nội dung
-
-
Mười bảy bẻ gãy sừng trâu
Mười bảy bẻ gãy sừng trâu
-
Dậm chân, đấm ngực, kêu trời
-
Chim chuyền nhành ớt rớt xuống nhành mai
Chim chuyền nhành ớt rớt xuống nhành mai
Vợ chồng xa cách làm ai cũng buồn -
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Thương anh đến nỗi liệt giường xanh xao
Em đau em cũng hết mau
Gần anh bữa trước, bữa sau em hết liền -
Nhìn nhau nước mắt rưng rưng
Nhìn nhau nước mắt rưng rưng
Phải chi kiếp trước mình đừng thương nhau -
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Ngồi buồn quăng đá xuống sông
Quăng đá đá nổi, quăng bông bông chìm. -
Ngồi buồn đem khảy cái đờn
-
Chị kia bới tóc đuôi gà
Chị kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
– Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Ngó qua nhà trống bên sông
Có con bìm bịp ăn trầu đỏ môi -
Lo bò trắng răng
Lo bò trắng răng
-
Im lặng là vàng
Im lặng là vàng
-
Ngày đi trăm hẹn trăm hò
Dị bản
Ngày đi non nước hẹn hò
Ngày về vắng dạng con đò Thủ Thiêm
-
Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi
Mía sâu có đốt,
Nhà dột có nơi -
Hỡi cô lái đò bến Thủ Thiêm
-
Đánh chó phải ngó chủ nhà
Đánh chó phải ngó chủ nhà
Dị bản
Đánh chó phải ngó đàng sau
-
Vắng như chùa Bà Đanh
Vắng như chùa Bà Đanh
-
Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
-
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
Dị bản
Vàng trời thì gió, đỏ trời thì mưa
-
Ngó lên trên chợ Thủ Thiêm
Chú thích
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Chọi trâu
- Một môn thể thao truyền thống thường xuất hiện trong các lễ hội dân gian ở nước ta. Trong trận đấu, các "đấu thủ" trâu lao vào húc nhau cho đến khi có con chết hoặc bỏ cuộc. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhiều nơi, nhưng nổi tiếng và quy mô nhất lớn nhất là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thủ Thiêm
- Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)
-
- Cố nhân
- Người cũ, người xưa.
-
- Ghẹo
- Tán tỉnh.
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Giắt
- Cài vào, mắc vào.
-
- Ghim đan
- Dụng cụ hình que dùng để đan.
-
- Xiêm
- Tên gọi trước đây của nước Thái Lan, cũng gọi là Xiêm La.