Đêm nằm nghe vạc điểm canh
Nghe chim rủ rỉ chuyện anh với nàng
Đêm nằm nghe vạc điểm canh
Dị bản
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Nghe sư gõ mõ, nghe anh dỗ nàng
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Nghe sư gõ mõ, nghe anh dỗ nàng
Nước trong nước chảy quanh chùa
Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu
Mong người chẳng thấy người sang
Ngày ngày ra đứng cổng làng ngóng trông
Con đường xa tít bên sông
Bóng chiều đã xế mà không thấy người
Ra đường lắm chuyện bực mình
Về nhà gặp vợ cười tình cũng no
Quần chằm áo vá là tiên
Quần tơ áo lụa là tiền Tây cho
Mình về ta ngóng ta trông
Ta về mình chẳng chút công đoái hoài
Qua cầu áo ướt phơi phong
Thấy anh có nghĩa em mong em chờ
Chờ cho nên nỗi lại chờ
Chờ cho rau muống lên bờ héo khô
Tay chùi nước mắt ướt nhem
Tại anh chậm bước nên em lấy chồng
Tay chùi nước mắt ướt mem
Tại anh chậm bước nên em có chồng
Đêm năm canh luống những phập phồng
Ruột gan nùi rối, nước mắt hồng tuôn rơi
Ớ chàng quân tử kia ơi
Cửa song loan sớm mở tối gài
Em đứng trong than thở, anh đứng ngoài thở than
Màn rồng một bức che ngang
Nỗi lòng kể mấy quan san hai đứa mình
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Thấy em cười gượng anh chua xót lòng
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
(Truyện Kiều)