Một mừng Tần Tấn gặp nhau,
Hai mừng ngỏ ý Trần Châu một nhà
Ba mừng vui vẻ giao hòa
Bốn mừng đây đó trước xa sau gần
Năm mừng đi lại ân cần
Sáu mừng không để đêm xuân mơ màng
Bảy mừng nên đạo cương thường
Tám mừng giải tỏ lời nguyền thề chung
Chín mừng tiếp khách non bồng,
Mười mừng kết nghĩa loan phòng từ đây
Toàn bộ nội dung
-
-
Phú bất nhân, bần bất nghĩa
Phú bất nhân, bần bất nghĩa
-
Một năm ba trăm sáu mươi ngày
Một năm ba trăm sáu mươi ngày
Ước gì được sống một ngày bên em
Miếng trầu cánh phượng em têm
Trao anh anh giữ cả đêm lẫn ngày
Khi mô rỗi rãi cấy cày,
Giở ra xem chút cho khuây dạ buồn
Khi mô lội suối trèo non
Đói cơm, anh giở ra hôn trầu này
Trầu này có mặn có cay,
Cũng là duyên nghĩa một ngày trao nhau -
Thấy nếp thì lại thèm xôi
-
Một trăm thứ dầu dầu chi không ai thắp
– Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi chẳng ai rang?
Một trăm thứ than, than chi không ai quạt?
Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua?
Trai nam nhi anh đối đặng, gái bốn mùa xin theo
– Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua
Trai nam nhi anh đối đặng, gái bốn mùa tính sao?Dị bản
– Trong trăm loại dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Trong trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang?
Trong trăm thứ than, than chi là than không quạt?
Trong ngàn thứ bạc, bạc chi là bạc không đổi không tiêu?
Trai nam nhi chàng đối đặng, dải lụa điều em trao
– Trong trăm loại dầu, nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp, lắp bắp mồm miệng là bắp không rang
Trong trăm thứ than, than thở than thân là than không quạt
Một ngàn thứ bạc, bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi không tiêu
Trai nam nhi anh đà đối đặng, dải lụa điều ở đâu?
Video
-
Một đàn cò trắng bay qua
Một đàn cò trắng bay qua
Biết mặt mà chẳng biết nhà làm quen
Nhà chàng được mấy anh em
Cho tôi biết tuổi biết tên tôi chào
Mẹ thầy là người làm sao
Tôi trông thấy mặt tôi chào cho mau
Miệng thời chào mẹ đi đâu
Tay thời mở túi đưa trầu mẹ ăn
Tôi ra Tấn mới gặp Tần
Đôi ta hồ dễ mấy lần gặp nhau
Đâu người đón trước ngăn sau
Thì ta cũng nói với nhau một lời -
Em về sắm sọt buôn chè
-
Chém cha tục lệ bất công
Chém cha tục lệ bất công
Lấy vợ, lấy chồng thì ở mẹ cha
Người con chẳng dám nói ra
Cha mẹ ép gả thật là khổ đau
Người giàu thì lại lấy giàu
Chúng ta khổ cực có đâu dám vời
Nào là lễ lạt khắp nơi
Tuần kia, tiết nọ nhờ người nói năng
Nào là tiền chục bạc trăm
Cỗ bàn ăn uống ì ầm đôi bên
Thắp hương mặc cả số tiền
Hoặc nhiều hoặc ít phải liền đủ ngay
Làm cho người rể đắng cay
Nhờ người khất hộ chịu thay mới đành -
Em về mua thuốc nhuộm răng
-
Em thương anh một chút mẹ già
-
Con cá nục gai bằng hai con cá nục vọng
-
Con cá đối nằm trên cối đá
-
Có trầu mà chẳng có cau
-
Xứ Đoài, xứ Bắc, xứ Đông
-
Có chà, cá mới ở ao
-
Chừng nào núi Bụt hết cây
Dị bản
-
Chừng nào biển cạn thành ao
Chừng nào biển cạn thành ao
Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình -
Chừng nào đá nổi lông chìm
Dị bản
Chừng nào đá nổi vung chìm
Muối chua chanh mặn mới tìm được em
-
Chừng nào biển nọ xa gành
-
Chữ tình càng tưởng càng thâm
Chú thích
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Cá đối
- Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Gõ kiến
- Còn gọi là mỏ kiến hoặc mỏ khoét, một loại chim rừng có mỏ dài, nhọn, thẳng và rất khỏe. Chim bám dọc thân cây, dùng mỏ gõ liên tục vào cây để tìm bắt sâu bọ nằm dưới lớp vỏ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Sâm Đồng
- Tên làng Thâm đọc chệch đi, nay thuộc xã Hồng Phong, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có mộ Trần Huệ Tông, gần ngôi mộ có miếu cổ thờ 7 đời vua nhà Trần.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Núi Bụt
- Tên một ngọn núi nhỏ nay thuộc địa phận xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- An Lão
- Địa danh nay là huyện An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và An Khê (Gia Lai), bốn phía bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão.
-
- Chíp miệng
- Chép miệng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Thâm
- Sâu (từ Hán Việt).
-
- Lợt
- Lạt, nhạt.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.