Toàn bộ nội dung
-
-
Bấy lâu anh bận chị nhà
Bấy lâu anh bận chị nhà
Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu. -
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ gặp mặt muốn trao đôi lờiDị bản
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ gặp mặt muốn trao ân tình
-
Bấy lâu thức nhắp mơ màng
-
Bấy lâu thuyền bến xa khơi
Bấy lâu thuyền bến xa khơi
Như dao cắt ruội, như vôi đổ lòng -
Bấy lâu ta vẫn đi hàn
-
Bấy lâu sao chẳng nói năng
Bấy lâu sao chẳng nói năng
Bây giờ năng nói thì trăng xế tà -
Bấy lâu phong kín nhụy đào
Bấy lâu phong kín nhụy đào
Chẳng cho gió lọt chớ nào quên anh. -
Bấy lâu ni huê héo rầu rầu
-
Bấy lâu nghe biết tiếng nàng
Bấy lâu nghe biết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh đã vội mừng
Vậy nên chẳng quản núi rừng sang đây -
Bấy lâu nay vẫn ẩn danh
-
Muốn ăn cá ảu cá chù
-
Có con mà gả chồng gần
Có con mà gả chồng gần
Nửa đêm xe đạp mang phần cho cha
Có con mà gả chồng xa
Tháng tháng nó gửi đô la kìn kìn -
Chồng em đi đến ải Lao
-
Câu đối cụ Phan, chữ nghè Đàn
-
Nói ngang cành bứa
Dị bản
-
Anh em ai đầy nồi ấy
Anh em ai đầy nồi ấy
-
Ăn mày đánh đổ cầu ao
-
Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
-
Ăn như Thủy Tề đánh vực
Chú thích
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Thức nhấp
- Thức ngủ, tỉnh giấc (từ cũ). Cũng viết là thức nhắp.
-
- Khí dụng
- Các loại đồ dùng.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Đương thì
- Đang ở thời kì tuổi trẻ, đầy sức sống (thường nói về con gái).
-
- Cá ảu
- Cá thu loại nhỏ.
-
- Cá ngừ chù
- Gọi tắt là cá chù, một loại cá thuộc họ cá ngừ, có nhiều ở các vùng biển miền Trung. Tại đây cá ngừ chù được xem là “cá nhà nghèo,” món quen thuộc trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Những món ăn từ cá ngừ chù có cà ngừ kho dưa gang, cá ngừ rim cà chua, cá ngừ hấp...
-
- Mù
- Sương (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tăm tăm
- Xa xôi, không có tin tức gì.
-
- Ải lao
- Cửa ải giáp nước Ai-Lao (Lào); nghĩa rộng là nơi hẻo lánh xa xôi. (Từ điển văn liệu - Long Điền Nguyễn Văn Minh)
-
- Câu đối cụ Phan, chữ nghè Đàn
- "Trước năm 1945, ở Huế có ông Hoàng Hữu Đàn, với nét chữ đẹp tuyệt nam bắc đều lấy làm ngưỡng mộ. Ông Đàn người gốc làng Bích Khê, tỉnh Quảng Trị, học rộng, đậu tú tài cả Hán học lẫn Tây học, làm thông phán tòa sứ ở Huế. Ông hoạt động yêu nước, đã hai lần đi dự lớp huấn luyện tại Côn Minh (Trung Quốc). Chữ của ông nghè Đàn đẹp nổi tiếng. Du khách ở xa đến Huế có thói quen đi tìm cho được cụ Phan Bội Châu để xin một câu đối, rồi ra tận Quảng Trị tìm ông Hoàng Hữu Đàn để nhờ viết hộ câu đối. Đó là món quà trang nhã, kỉ niệm một chuyến đi xa được người đương thời ưa chuộng...'" (Thư pháp - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
-
- Bứa
- Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Ăn mày đánh đổ cầu ao
- Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Thủy tề
- Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
-
- Ăn như Thủy Tề đánh vực
- Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)