Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què
Toàn bộ nội dung
-
-
Bàn tay trắng
Bàn tay trắng
Bàn tay đen
Đĩa đậu đen
Đĩa đậu đỏ
Bỏ vô nồi
Nước sôi -
Ba bà dung dẻ đi chơi
Ba bà dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng -
Ba bà đi chợ mua bốn quả dưa
Ba bà đi chợ mua bốn quả dưa
Chia đi chia lại đã trưa mất rồi
May sao lại gặp một người
Ba bà ba quả phần tôi quả này -
Cây khô một lá bốn năm cành
-
Mua cau chọn lấy buồng sai
-
Một mừng ăn một miếng trầu
Một mừng ăn một miếng trầu
Hai mừng ta gặp nhau đây tự tình
Ba mừng tài sắc đều xinh
Bốn mừng bác mẹ sinh thành được đôi
Năm mừng nguyện ước một lời
Sáu mừng duyên phận bởi trời xui nên
Bảy mừng gặp được bạn hiền
Tám mừng giải tấm lòng nguyền thủy chung
Chín mừng tài tử anh hùng
Mười mừng ta ở cùng chung một nhà
Mừng chàng mừng thực mừng thà
Em nay tri kỉ không là mừng chơi
Chàng ơi ghi hết mọi nơi
Xin chàng mừng lại cho tôi bằng lòng -
Miếng trầu em rọc em têm
-
Miếng trầu của đáng bao lăm
Miếng trầu của đáng bao lăm
Ăn rồi nhả bã tiếng tăm để đời -
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
-
Má ôi con má thất tình
-
Trồng trầu đắp nấm cho cao
-
Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
Nhai kỹ no lâu
Cày sâu tốt lúa -
Khó con đầu, giàu con út
Khó con đầu
Giàu con út -
Họa phúc khôn lường
-
Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu
Có phúc cùng hưởng
Có họa cùng chịu -
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành
Có thờ có thiêng
Có kiêng có lành -
Tưởng đâu hay chữ em nhờ
-
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Ớt gãy, anh rớt xuống ngọn hành
Hành đâm anh lủng ruột, sao em đành làm ngơ? -
Tưởng rằng cây dứa không gai
Chú thích
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Sai
- (Câu cối) ra nhiều quả.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Nhộng
- Hình thái của một số loài sâu bọ trước khi thành bướm. Nhộng của con tằm là món ăn dân dã quen thuộc và bổ dưỡng.
-
- Đông liễu tây đào
- Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
-
- Chình
- Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Vịt
- Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).